1. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM
- Do loài nấm có tên gọi địa phương là nấm đồng tiền (hay nấm chân chó) gây ra.
- Là loài có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và sinh vật có thể quang hợp), gồm nhiều bào tử nấm, có mùi tanh, thường mọc ở bờ bạt cách mặt nước
20-30cm hoặc trên các thiết bị trong ao nuôi (Hình bên dưới).
Nấm Đồng Tiền xuất hiện trên tất cả các thiết bị trong ao nuôi, không riêng gì bạt lót bờ.
2. TÁC HẠI
- Nấm gây thiệt hại không nhỏ trên tôm nuôi, nếu tôm ăn phải nấm sẽ bị độc tố từ nấm gây ra các bệnh về đường ruột, teo gan, ốp thân và không phát triển.
3. QUY TRÌNH PHÒNG NẤM
- Đối với các ao đã nhiễm nấm từ các vụ nuôi trước, bắt buộc phải tẩy và tiêu diệt bào tử nấm, quy trình xử lý như sau:
Bước 1: Dùng vôi nung pha sệt với nước, quét đều lên bờ và đáy bạt, các thiết bị trong ao nuôi (liều 500kg/1.000m2), phơi nắng 2-3 ngày.
Bước 2: Tiến hành xịt rửa lại, tiếp tục phun UV-FUNAZOL 1 lít/500m2, sau đó phơi nắng 5-7 ngày.
Bước 3: Tiến hành rửa lại bằng nước sạch và lấy nước vào, xử lý UV-FUNAZOL 1 lít/1.000m3 nước, 1-2 ngày trước khi thả tôm.
- Trong quá trình nuôi, định kỳ 7-10 ngày xử lý ở ao lắng hoặc ao nuôi bằng UV-FUNAZOL 1 lít/1.500m3 nước.
4. QUY TRÌNH XỬ LÝ NẤM
- Khi phát hiện ao bị nhiễm nấm thì tiến hành xử lý theo phát đồ sau:
Ngày 1: Trộn 500ml UV-FUNAZOL với 30kg muối hột/500m2 rải quanh bờ. Sau đó pha loãng 1 lít UV-FUNAZOL với 30 lít nước tạt đều cho 1.000m3 nước. Xử lý lúc thời tiết có nắng (10 -11 giờ trưa).
Ngày 2: Xử lý enzyme để phân hủy nấm, vật chất hữu cơ bằng PZOZYME 1kg/1.000m3 nước.
Ngày 3: Tạt lại 1 lít UV-FUNAZOL/1.000m3 nước để tiêu diệt các bào tử nấm phát tán trong nước, tránh tái nhiễm lại.
Ngày 4: Tiến hành đánh lại vi sinh, nếu nước dơ thì tiến hành thay nước. Lưu ý phải diệt nấm ở ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi.
Trong quá trình xử lý nên cho ăn UV-ZYMPLUS MAX 7ml/kg thức ăn để ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Trường hợp có dấu hiệu đường ruột yếu thì dùng
- Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -