Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

05/11/2020 | 6240 người đọc

An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng.

Thay đổi tập quán

Ở nông thôn, hầu hết các gia đình đều chăn nuôi gia cầm. Song tập quán chăn nuôi của người Việt là gia cầm thường “ở chung” ở rất gần với con người. Ngay các các hộ chăn nuôi có quy mô khá hiện đại cũng thường được xây dựng trong khu dân cư hoặc ở trên các khu vực gò đồi rất dễ gây ô nhiễm đất, không khí… Khi dịch bệnh gia cầm xảy ra ngày càng nhiều, người ta càng quan tâm hơn tới việc an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành đều triển khai chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học.

Những đặc điểm nổi bật của chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học đó là giữ khoảng cách giữa các trang trại, các vùng nuôi với nhau và với cộng đồng.  Quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn, nguồn nước, hạn chế phát sinh dịch bệnh, khống chế dịch bệnh nếu dịch xảy ra. Giữ vệ sinh cho vật nuôi và cả người nuôi ở mức độ cao nhất. Liên tục khử trùng vùng nuôi.

Sở dĩ chăn nuôi an toàn sinh học được tăng cường ráo riết là do khi ngành chăn nuôi tập trung, sản lượng lớn, rất dễ trở thành “trung gian” lây truyền các bệnh truyền nhiễm trên gia cầm và người, điển hình là cúm gia cầm. Ngoài ra, nhìn từ khía cạnh lợi ích, thì chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giúp các trang trại chủ động kiểm soát dịch bệnh. Những cơ sở thực hiện tốt sẽ vượt qua được các đợt đại dịch, bảo vệ được con giống, phát triển được kinh doanh. Ngược lại, nếu làm không tốt, có thể cơ sở nuôi gia cầm sẽ bị “xóa trắng” chỉ trong một đợt dịch.

 

Sạch hơn… bệnh viện

Nghe có vẻ nghịch lý, song thực tế thì môi trường an toàn sinh học trong chăn nuôi gà giống ở các cơ sở lớn tại Bình Định được quan tâm tối đa. Thậm chí so với những ngành giống nổi tiếng như ngành tôm thì chăn nuôi kinh doanh gà giống hiện cũng được quản lý chặt chẽ tương đương, thậm chí hơn cả ngành làm giống tôm.

Phóng viên có mặt tại một số trại giống lớn của Bình Định như Minh Dư, Cao Khanh thì cảm tưởng không khác gì vào các trại giống làm tôm nổi tiếng của C.P. hay của Việt - Úc. Đó là các trại gà này đều nằm xa khu dân cư, sâu trong rừng, bán kính hàng km2 quanh đó không một bóng người. Các trang trại đều được bảo vệ nghiêm ngặt và chỉ những ai có trách nhiệm mới được vào. Tất cả đều được khử trùng thường xuyên.

Các nhân viên làm việc trong trại gà “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, họ sinh hoạt ăn ở trong trại, mỗi người có một phòng riêng, có giường, tủ lạnh, máy giặt, ti vi. Hầu như cách ly với bên ngoài.

Thức ăn, nước uống cho gà đều được sát khuẩn ở mức cao nhất. Chuồng trại vệ sinh, hàng vạn con gà nhưng không thấy phân gà, không có mùi hôi ! Hệ thống cho ăn tự động, ánh sáng, nhiệt độ được kiểm soát.

Có nhiều người so sánh việc chăn nuôi gà an toàn sinh học hiện nay chẳng kém gì các bệnh viện, nơi mà vi trùng, vi khuẩn nguy hiểm không dễ gì xâm nhập!

 

Địa phương cùng chia sẻ

Tuy nhiên, một thực tế là chăn nuôi an toàn sinh học chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bởi, chăn nuôi nông hộ vẫn manh mún, nhỏ lẻ nên mới triển khai ở dạng các mô hình, chưa thể nhân rộng, phát triển quy mô lớn. Trong khi đó, người chăn nuôi vẫn nếp làm việc theo thói quen, kinh nghiệm đã có nên không tích cực tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khi bị “khép” vào những quy trình, quy định bắt buộc thì tỏ ra lúng túng...

Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, từ xây dựng chuồng trại khép kín đến khu xử lý môi trường... Đồng thời, việc tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến giá cả, tiêu thụ sản phẩm làm ra… Điều này gây khó khăn cho việc nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Vì vậy, các cấp, ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi; tạo điều kiện cho nông dân đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi cũng như tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.

Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học sẽ không có mấy ý nghĩa nếu tỉnh này áp dụng mà tỉnh khác lại lơ là. Dịch bệnh có thể dễ dàng lan từ tỉnh này qua tỉnh khác do tập quán tiêu thụ sản phẩm gia cầm tươi sống vẫn rất phổ biến. Các tỉnh, thành hiện đều triển khai chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

Điển hình là ở Thanh Hóa, có khoảng 80% số hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Nhờ  các công nghệ chế phẩm sinh học balasa NO1, hầm biogas, ủ phân compost giúp việc xử lý chất thải chăn nuôi dễ dàng hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi nên gà lớn nhanh,  xuất chuồng sớm từ 10 đến 15 ngày, giảm ngày công lao động; hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.

Tỉnh Thái Nguyên cũng tích cực chăn nuôi gia cầm, song vấn đề gặp phải là ô nhiễm môi trường khi chăn nuôi quy mô lớn. Ngành nông nghiệp đã  khuyến cáo các hộ tăng cường ứng dụng cộng nghệ sinh học vào chăn nuôi. Chất thải của gà gồm phân và thức ăn dư thừa được phân hủy hoàn toàn ngay trong chuồng nuôi dưới tác dụng của vi sinh vật có trong đệm lót, chuồng nuôi không có mùi hôi thối, hạn chế ruồi, muỗi, không ảnh hưởng đến vật nuôi, người lao động và môi trường xung quanh khu vực nuôi.

 

Tập trung các giống gia cầm chủ lực

Với tổng đàn vịt gần 7 triệu con, sản lượng trứng bình quân trên 273 triệu trứng/năm, tỉnh Đồng Tháp hiện là địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất ĐBSCL. Đồng Tháp cũng đang chuyển mạnh sang chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Thay vì chăn nuôi vịt thả đồng truyền thống, tỉnh đang dần chuyển sang nuôi nhốt để giám sát dịch bệnh.

Xu hướng nuôi an toàn sinh học đang dần đi vào đời sống, vì nhờ những hợp đồng chăn nuôi an toàn sinh học mà sản phẩm của người nông dân dễ dàng được nhận tiêu thụ tại siêu thị, các thành phố lớn thông qua các kênh phân phối uy tín. Trong đó, Công ty CP Ba Huân đã ký kết tiêu thụ trứng vịt an toàn sinh học của tỉnh Đồng Tháp.

Theo thống kê của tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh hiện chăn nuôi trên 8 triệu con gia cầm các loại, trong đó chiếm số lượng lớn là gà thịt, gà sinh sản. Đàn gà Đông Tảo, Đông Tảo lai chiếm khoảng 30 - 35% tổng đàn. Số hộ chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học đã chiếm trên 35%, đa số tập trung vào giống gà đặc sản Đông Tảo. Cách thức là sử dụng đệm lót sinh học, khử trùng chuồng trại, thức ăn và nước uống cho gà Đông Tảo đảm bảo vệ sinh cao nhất. Điều đáng mừng là giống gà quý Đông Tảo đang được bảo tồn tốt chính nhờ vào chăn nuôi an toàn sinh học, tỷ lệ sống của đàn cao, giá trị thương phẩm tăng.

 

>> TS. Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:

Tuyên truyền phổ biến rộng

Chăn nuôi ATSH cũng bao gồm việc hạn chế sử dụng kháng sinh. Khi đàn gia súc, gia cầm giảm dịch bệnh do đã được chăm sóc theo phương pháp chăn nuôi ATSH, người nuôi không cần sử dụng kháng sinh.

Để thực hiện đồng bộ, cần thông tin tuyên truyền từ trung ương đến địa phương, mục đích giúp người nuôi hiểu chăn nuôi ATSH sẽ giúp sản phẩm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân họ. Cần xây dựng mô hình điểm để người dân tự áp dụng ở những mô hình của mình khi thấy phù hợp. Tăng cường đào tạo huấn luyện cho cán bộ khuyến nông các cấp, để phối hợp đồng bộ trong hoạt động này. Cán bộ khuyến nông cũng giúp người nuôi hiểu rằng việc áp dụng chăn nuôi ATSH sẽ mất thời gian, công sức, ghi chép, truy xuất nguồn gốc so với chăn nuôi tự do, tuy nhiên việc này không tốn kém, quan trọng là cần thay đổi thói quen chăn nuôi.

Với chăn nuôi nhỏ lẻ, cũng nên tạo liên kết sản xuất để người chăn nuôi tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, được thị trường chấp nhận. 

 

Theo Nguyễn Anh - Nguồn Nguoichannuoi.vn

Chia sẻ:
Tags:
Tin liên quan

Các thị trường lớn đang khát cá tra Việt Nam

Các thị trường lớn đang khát cá tra Việt Nam

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm nay đang ‘bùng nổ’, với nguyên nhân chính là nhiều thị trường đang có nhu cầu lớn với sản phẩm này.

31/05/2022 | 3492 người đọc

Cách quản lý Hydrogen Sulfide ao nuôi

Cách quản lý Hydrogen Sulfide ao nuôi

Chế phẩm sinh học (men vi sinh) thường được sử dụng trong ao với niềm tin sẽ làm giảm nguy cơ độc tính của hydrogen sulfide.

28/02/2022 | 4761 người đọc

Vắc xin và tầm nhìn phát triển bền vững trong nghề nuôi cá tra

Vắc xin và tầm nhìn phát triển bền vững trong nghề nuôi cá tra

Vắc xin cho cá tra vẫn đang tiếp tục trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để tăng độ bảo cho hai bệnh gan thận mũ, xuất huyết, đồng thời cải thiện giá thành để có thể tiếp cận rộng rãi đến các hộ nuôi cá tra ở Việt Nam.

10/02/2022 | 5146 người đọc

Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.

10/02/2022 | 4408 người đọc

Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.

15/12/2021 | 6666 người đọc

Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.

23/11/2021 | 7153 người đọc

Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.

23/11/2021 | 5513 người đọc

Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.

23/11/2021 | 5639 người đọc

Copyright © 2020 Công ty Cổ Phần UV | UV Joint Stock Company . Design by NiNa Co.,Ltd
Ngày: 2337  |   Tuần: 9405  |   Tháng: 71949  |   Tổng: 4365528
test test UV JSC Sự An Tâm Của Nhà Chăn Nuôi UV JSC Sự An Tâm Của Nhà Chăn Nuôi 18009471 18009471

Đăng ký nhận tin