24/04/2020 | 3875 người đọc
Tổng giám đốc quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cho rằng, tác động của Covid-19 còn tàn khốc hơn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008! Nhận xét khái quát này có bi quan lắm hay không, chưa có đáp án nhưng nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn trì trệ chỉ sau ba tháng Covid-19 phát tán. Cụ thể gần nửa dân số thế giới bị cách ly nhiều hình thức; nhiều quốc gia khó khăn trong việc ngăn chống sự phát tán bệnh này; nhiều ngành kinh tế bị tê liệt... Khẳng định tốc độ phát triển GDP sẽ giảm khá mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Trong phạm vi hẹp, xoay quanh con tôm, nhận xét nêu ra xoay quanh hai yếu tố cơ bản là cung và cầu; trên hai phạm vi thế giới và trong nước để tìm ra kịch bản giá con tôm năm nay.
Yếu tố cung, tập trung nhận xét về các cường quốc nuôi tôm
Trung quốc và Ấn Độ đang phong toả quy mô quốc gia. Điều này khiến chuỗi cung ứng hình thành con tôm bị gián đoạn, cắt khúc. Trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu lao động cho nuôi lẫn chế biến. Khả năng hai quốc gia này giảm sản lượng tôm rất lớn, ít ra 20%. Nếu tình hình Covid kéo dài hết quý II, mức sụt giảm sẽ cao hơn.
Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều bị ảnh hưởng bởi Covid với mức độ nhẹ hơn, riêng Ecuador đang giới nghiêm vì dịch bệnh lây lan khá phức tạp. Chắc chắn các quốc gia này đều bị tác động trong nuôi lẫn chế biến. Sản lượng tôm không thể tăng mà chỉ giảm, dù ít hay nhiều.
Việt Nam, tuy có nửa tháng phong toả xã hội, nhưng về tâm lý cũng làm người nuôi lo âu về đầu ra. Mặt khác, hiện nay thời tiết khá khắc nghiệt, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm là 10 độ, dễ gây sốc con tôm. Từ đó tôm dễ bị nhiễm bệnh. Nhất là bệnh đốm trắng và vi bào tử trùng khiến người nuôi tôm chùng tay thả nuôi giai đoạn hiện nay.
Nhận xét chung, tình hình cung tôm 2020 phạm vi toàn cầu là giảm khá mạnh so năm trước.
Yếu tố cầu: Phụ thuộc tính đỏng đảnh của Covid
Một chuyện xem ra khá nực cười. Covid đang làm hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu lao động các nước tiên tiến thất nghiệp. Một số không nhỏ lao động giảm thu nhập vì giảm việc.
- Nếu Covid kéo dài đến cuối năm, một số người dân, không nhỏ, kéo dài thời gian phải ở nhà, dẫn đến sức tiêu thụ càng giảm, kể cả thực phẩm thiết yếu. Vì hạn chế thu nhập, người dân phải tiết kiệm mọi chi tiêu.
- Nếu Covid được giải quyết cơ bản cuối quý II, kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh vì sự phấn khởi vượt qua đại nạn. Sự phấn khởi đó có thể như cái lò xo ở một số ngành kinh tế. Và có thể lan toả qua lĩnh vực tiêu dùng, coi như bù đắp thời gian dài bị đè nén, dù thu nhập chưa hồi phục ngay!
Xét cung cầu tôm phạm vi trong nước
Thấy thêm yếu tố tác động là thời tiết sắp tới đây, nhất là trong tháng 5, tháng cao điểm thả tôm nuôi. Nếu lúc đó thời tiết mát dịu, nhiệt độ ngày đêm không còn chênh lệch nhiều, người nuôi sẽ an tâm thả giống nhiều hơn.
Tổng quan, kịch bản nào cho giá tôm trong nước năm 2020 phụ thuộc vào diễn biến Covid và thời tiết sắp tới đây. Theo dự báo, thông lệ hàng năm, tới đầu mùa mưa thời tiết luôn chuyển mát dịu, tác động tích cực tới sự sinh trưởng tôm nuôi. Như vậy, yếu tố Covid trở thành mối quan tâm nhiều nhất.
+ Covid kéo dài, sức cầu giảm, giá tôm không tăng nhưng cũng không giảm nhiều vì mức cung chung giảm.
+ Covid ổn thoả trong quý II, nhu cầu tôm trở lại bình thường, giá tôm sẽ tăng theo.
Đó là nhận xét chung, cụ thể giá tôm trong nước sắp tới diễn tiến như thế nào, có một số điểm lưu ý:
- Giá tôm trong nước có quan hệ cung cầu riêng, đôi khi không theo quan hệ cung cầu thế giới. Chúng ta hay gọi là tình trạng đắt đồng ế chợ.
- Hiện nay do dịch bệnh đầu vụ do thời tiết và tình hình Covid khiến việc thả giống tôm nuôi chậm lại. Điều này khiến giá tôm trong nước sẽ biến động hình sin do thiếu hụt cục bộ, nhất là giai đoạn từ tháng 5 tới sẽ thiếu nguồn cung do hiện nay thả giống nuôi chậm.
- Nếu tình huống Covid vãn hồi sớm, giá tôm trong nước sẽ tăng mạnh hơn các nước, do trình độ chế biến của ta cao. Điều này dẫn tới nhiều sản phẩm vào được các hệ thống phân phối cấp cao, giá cả tốt. Nhà chế biến và người nuôi có thể chia sẻ nhau.
- Nếu tình huống Covid kéo dài, người nuôi sẽ giảm việc thả giống nuôi. Mức cung trong nước sẽ giảm, dẫn đến giá cả nếu có giảm, cũng chỉ giảm nhẹ vì mức cung chung đã giảm.
Tóm lại, Covid có tác động cơ bản giá tôm tới đây. Tuy nhiên, người nuôi thuỷ sản của ta nhiều kinh nghiệm và năng động trong thả nuôi. Họ có thể dừng thả nuôi tôm, chuyển qua nuôi thuỷ sản khác nếu thấy nuôi tôm không hiệu quả. Tuy nhiên, nhận xét chung dù Covid tác động kéo dài bao lâu, giá tôm cũng sẽ khá ổn, cơ bản do cung giảm. Nếu giá có giảm, sẽ không nhiều nhưng xu thế giá tăng là xu thế mạnh hơn.
Nguồn: TS Hồ Quốc Lực VASEP
Các thị trường lớn đang khát cá tra Việt Nam
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm nay đang ‘bùng nổ’, với nguyên nhân chính là nhiều thị trường đang có nhu cầu lớn với sản phẩm này.
31/05/2022 | 3492 người đọc
Cách quản lý Hydrogen Sulfide ao nuôi
Chế phẩm sinh học (men vi sinh) thường được sử dụng trong ao với niềm tin sẽ làm giảm nguy cơ độc tính của hydrogen sulfide.
28/02/2022 | 4761 người đọc
Vắc xin và tầm nhìn phát triển bền vững trong nghề nuôi cá tra
Vắc xin cho cá tra vẫn đang tiếp tục trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để tăng độ bảo cho hai bệnh gan thận mũ, xuất huyết, đồng thời cải thiện giá thành để có thể tiếp cận rộng rãi đến các hộ nuôi cá tra ở Việt Nam.
10/02/2022 | 5146 người đọc
Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ
Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
10/02/2022 | 4408 người đọc
Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021
Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
15/12/2021 | 6666 người đọc
Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
23/11/2021 | 7153 người đọc
Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi
Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
23/11/2021 | 5513 người đọc
Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi
Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
23/11/2021 | 5639 người đọc