19/02/2021 | 136 người đọc
I. GIỚI THIỆU
Do giá trị kinh tế cao nên nghề nuôi cá Chẽm thâm canh ngày càng phổ biến ở các tỉnh ven biển như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau…Như quy luật tự nhiên, diện tích và sản lượng nuôi càng tăng thì dịch bệnh ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, giá thành sản xuất, lợi nhuận người nuôi.
II. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ CHẼM
1. BỆNH XUẤT HUYẾT
- Tổ hợp khuẩn Aeromonas sp, Pseudomonas sp thường gây xuất huyết trên cá chẽm.
- Biểu hiện: Cá bỏ ăn, tập trung ở mé, góc ao, cá mất nhớt, yếu dần và chết. Xuất huyết dưới da, vây, hậu môn; nội quan có dịch, sưng, xuất huyết.
- Bệnh xuất hiện quanh năm, tất cả giai đoạn phát triển của cá, bùng phát vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thấp. Cá hao rải rác, tỷ lệ hao hụt 5-10%.
Cá chẽm bị xuất huyết
2. BỆNH ĐEN MÌNH, TUỘT VẢY
- Bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp gây ra.
- Biểu hiện: Thân cá đen, tuột vảy, mất nhớt, gan thận cá sưng, hoại tử, xoang bụng có dịch. Cá tập trung ở góc ao, yếu dần và chết.
- Bệnh xuất hiện tất cả giai đoạn phát triển của cá. Bùng phát vào thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao trong năm (từ tháng 01 tới tháng 04 âm lịch).
Cá chẽm bị đen mình
3. BỆNH KÝ SINH TRÙNG
- Sán lá, trùng quả dưa, trùng bánh xe là tác nhân ký sinh thường xuyên trên mang, da, vây cá, làm cá ngứa ngáy, tiết nhiều nhớt, cản trở quá trình hô hấp của cá.
- Đĩa cá là tác nhân ký sinh ở nhiều cơ quan trên cá: mang, da, vây cá,… tạo ra nhiều vết loét, cơ hội cho các tác nhân vi khuẩn, vi nấm gây bệnh tấn công.
Mang cá chẽm bị ngoại ký sinh
4. BỆNH VI NẤM
- Vi nấm Anphanomyces sp gây hoại tử cơ, tạo ra những vết loét sâu trên thân cá, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
- Bệnh do vi nấm thường lây theo chiều ngang, kết hợp bội nhiễm nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ gây tỷ lệ hao hụt lớn.
Cá chẽm bị bội nhiễm nấm
III. GIẢI PHÁP VI SINH PHÒNG BỆNH NHIỄM KHUẨN
- Bộ sản phẩm kết hợp, giúp ổn định, kiểm soát chất lượng nước ao nuôi.
- Vi sinh có hoạt tính cao, có tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm gây bệnh trực tiếp tại môi trường ao nuôi.
- Bộ sản phẩm đối kháng trực tiếp khuẩn gây bệnh xuất huyết, đen mình, thối đuôi ngay tại đường ruột cá, hỗ trợ tiêu hóa, mau dày thành ruột, giúp cá tăng đề kháng, lớn nhanh.
- Các chủng vi sinh được phân lập có hoạt tính cao, thuần bản địa, rất thích hợp với thổ nhưỡng Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất giúp nâng hàm lượng vi sinh trong từng sản phẩm, nâng liều dùng, giảm giá thành cho bà con chăn nuôi.
IV. ỨNG DỤNG LÁ XOAN ĐẶC TRỊ KÝ SINH TRÙNG TRONG NUÔI THỦY SẢN
1. ƯU ĐIỂM SẢN PHẨM
2. QUY TRÌNH XỬ LÝ KÝ SINH TRÙNG ĐỊNH KỲ TRONG NUÔI CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM
Lưu ý:
- Không dùng chung với chế phẩm vi sinh trong vòng 24h từ khi sử dụng sản phẩm.
- Nên sử dụng 1 lít AQUA CLEAN-UV/1.000m3 nước loại bỏ hóa chất, kháng sinh trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh.
Sản phẩm phòng bệnh và điều trị bệnh: EM-F1, SUBTIBAC, OLICA new, SAN KILL, AQUA CLEAN-UV, PRAQUANTEL new.
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
Quy trình xử lý bệnh xuất huyết, tuột vảy, lở loét trên Cá Chẽm
Bệnh thường do vi khuẩn Streptococus sp gây ra. Bệnh thường đi kèm với bội nhiễm vi nấm Aphanomyces sp và ngoại ký sinh trùng (chủ yếu là sán lá mang)
25/02/2021 | 52 người đọc
Quy trình xử lý nấm đồng tiền trên ao nuôi lót bạt
- Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
10/08/2020 | 2698 người đọc
Vai trò và ứng dụng vi sinh trong nuôi Ếch
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
03/08/2020 | 667 người đọc
Quy trình phòng & trị một số bệnh trên Ếch V1.0
KS.Nguyễn Duy Tân - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
10/06/2020 | 3518 người đọc
Biện pháp phòng & trị bệnh Cong thân - Đục cơ trên Tôm Thẻ
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
09/06/2020 | 946 người đọc
Bện pháp phòng và trị bệnh Đốm Đen trên Tôm Thẻ
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
04/06/2020 | 1431 người đọc
Biện pháp phòng & trị bệnh đen mình - đục mắt trên Cá Rô
KS. Phạm Thái Dương - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
02/05/2020 | 2068 người đọc