Vai trò của Probiotics và khoáng trong quản lý chất lượng nước và nền đáy ao nuôi tôm
29/04/2022 | 3357 người đọc
- TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế -
1 - VAI TRÒ CỦA PROBIOTICS
Chất lượng nền đáy và môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ và tăng năng suất của ao nuôi.
Nó đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và môi trường lành mạnh cho đối tượng nuôi. Độ pH của nền đáy và môi trường nước quyết định sự tồn tại và phát triển của đối tượng nuôi. Các yếu tố vật lý và hoá học như nhiệt độ, độ mặn, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), khí hoà tan và chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước và cuối cùng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng phổ biến với mục đích nuôi trồng thuỷ sản thân thiện với môi trường. Những lợi ích tiềm năng của probiotic trong NTTS bao gồm: tăng cường phân huỷ chất hữu cơ, giảm nồng độ nitơ và phốt pho, kiểm soát amoniac, NO2 và H2S, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao tỷ lệ sống và sản lượng nuôi trồng.
Rất nhiều báo cáo đã ghi nhận hiệu quả của việc sử dụng các sản phẩm probiotic có chứa Bacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp. và Lactobacillus…đến cải thiện chất lượng nền đáy của ao nuôi tôm: giảm phốt pho tổng số, giảm cacbon vô cơ và nitơ tổng số, rút ngắn thời gian nuôi và nâng cao sản lượng tôm nuôi (Wang và cs. (2009); Ringo (2020); Kongnum & Hongpattarakere (2021).
2 - MỘT SỐ SẢN PHẨM NỔI BẬT CỦA CÔNG TY UV
Hình 1: Một số sản phẩm xử lý nước và nền đáy của công ty UV
Hình 2: Hiệu quả sử dụng của Q10 NEW và PRO-POND EM theo thời gian nuôi
(A): 6 ngày; (B): 30 ngày; (C): 60 ngày
Một số sản phẩm của công ty UV giới thiệu ra thị trường trong thời gian gần đây đã nhận được những phản hồi tích cực của các hộ nuôi tôm ở khu vực miền Tây nam bộ (Hình 1 & Hình 2). Các sản phẩm đã phát huy hiệu quả trong việc duy trì tốt chất lượng nước nuôi tôm như: ổn định màu nước, sạch đáy và cải thiện chất lượng nền đáy: tăng cường quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ, ngăn ngừa sự hình thành màng sinh học (biofilm) do vi khuẩn có hại tạo ra từ đó làm giảm hiện tượng nhớt bạt, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn trên bề mặt bạt của ao nuôi tôm, giúp kiểm soát tốt hơn hàm lượng amoniac, NO2 và H2S trong quá trình nuôi như Q10 new với thành phần là Bacillus subtilis và B. amyloliquefaciens; FRESH POND (B. subtilis; B. polymyxa và chiết xuất lên men của Streptomyces; Aspergillys) hoặc PRO-POND EM là hỗn hợp vi sinh vật dạng EM gốc cô đặc, cung cấp hệ vi sinh vật có lợi bao gồm B. subtilis và Lactobacillus plantarum giúp ổn định môi trường và xử lý nước nhanh một cách toàn diện.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG
3 - VAI TRÒ CỦA KHOÁNG CHẤT
Ngoại trừ các nguyên tố liên kết hữu cơ hydro, cacbon, nitơ và oxy, có khoảng 20 nguyên tố khoáng vô cơ được coi là thiết yếu đối với đời sống động vật. Các nguyên tố khoáng thiết yếu thường được chia làm 2 nhóm chính: khoáng đa lượng như Ca, Mg, Na, K, P, Cl, S và khoáng vi lượng như Fe, Zn, Mn, Co, Ni, Cr…
Chức năng chung của các nguyên tố khoáng bao gồm:
- Khoáng chất là thành phần thiết yếu của cấu trúc xương.
- Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu.
- Khoáng chất đóng vai trò là thành phần cấu trúc các mô mềm.
- Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng axit-bazo của cơ thể và do đó điều chỉnh độ pH của máu và các chất lỏng khác trong cơ thể.
- Khoáng chất đóng vai trò là thành phần thiết yếu của nhiều enzyme, vitamin, hormone, sắc tố hô hấp, hoặc là đồng yếu tố trong quá trình trao đổi chất, chất xúc tác và chất hoạt hoá enzyme.
Hiện nay, kiến thức về nhu cầu khoáng chất trong khẩu phần ăn của giáp xác còn ít. Đặc biệt đối với tôm khoáng còn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lột xác từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sức khoẻ của tôm nuôi. Ở tôm, một số khoáng chất bị mất và lặp đi lặp lại nhiều lần theo chu kì lột xác. Tôm nuôi thiếu khoáng thường có một số biểu hiệu như chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, tôm mềm vỏ và lột xác kém.
Mặc dù khoáng chất có thể được bổ sung với số lượng thích hợp trong khẩu phần ăn của tôm, tuy nhiên sự thiếu hụt khoáng có thể xảy ra trong điều kiện nuôi thâm canh. Việc thiếu hụt một số nguyên tố khoáng có thể do sự hiện diện của một số hợp chất liên kết dạng nguyên tố của khoáng chất được sử dụng trong thức ăn và các phản ứng đối kháng trong đường tiêu hoá là những yếu tố có thể gây ra sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt khoáng. Cho đến nay thành phần khoáng chất của tôm nguyên con ở nhiều độ mặn vẫn chưa được báo cáo tuy nhiên hiệu quả của việc bổ sung khoáng vào môi trường nước và thức ăn cho tôm đã công bố trên nhiều tạp chí khoa học. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy việc bổ sung khoáng trong quá trình nuôi cần đặc biệt được chú trọng khi nuôi tôm với độ mặn thấp.
BALANCE NEW là một trong những sản phẩm hiệu quả của cty UV cung cấp Canxi – Phốt pho – Magie - Kali liều cao giúp tôm lớn nhanh, cứng vỏ và đều size, nhanh cứng vỏ sau lột xác, giúp rút ngắn thời gian nuôi và nâng cao năng suất.
Cách dùng:
- Bổ sung khoáng định kỳ: Dùng 1 túi (5kg)/5.000m3 nước. Định kỳ 3-5 ngày/lần.
- Khi có hiện tượng tôm chậm lột xác, cong thân, đục cơ: Dùng 1 túi (5kg)/2.500-3.000m3 nước dùng liên tục trong 2 ngày.