02/03/2021 | 5487 người đọc
- TS. Nguyễn Văn Triều - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ -
Trong ương nuôi cá, ngoài những vấn đề như chất lượng cá giống, thức ăn, chăm sóc… người nuôi cá cũng cần chú trọng việc chuẩn bị ao. Chuẩn bị ao tốt sẽ tạo được một môi trường nước có chất lượng tốt, ổn định và hạn chế bớt mầm bệnh cho cá nuôi. Đối với ao ương nuôi cá cần phải chuẩn bị trước khi thả cá theo các bước sau:
1. DỌN SẠCH CỎ VÀ CÂY LỚN XUNG QUANH AO
Việc này quan trọng đối với những ao ương cá con. Vì ao ương cần đầy đủ ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật thủy sinh quang hợp giúp ổn định môi trường và tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá. Ao nuôi cá thoáng, không có cây lớn che xung quanh thì việc khuếch tán oxy từ không khí vào nước được dễ dàng hơn, hạn chế bớt tình trạng thiếu oxy cho cá nuôi. Ngoài ra, dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao cũng góp phần hạn chế sinh vật địch hại gây hại cho cá con.
2. BƠM CẠN NƯỚC VÀ VÉT BÙN ĐÁY AO
Đối với những ao đã được ương nuôi ở vụ trước thì vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, chất thải của cá và phù sa được tích tụ ở đáy ao. Vì vậy, việc bơm cạn nước và vét bùn đáy ao là rất cần thiết để nhằm giảm bớt sự ô nhiễm và mầm bệnh tích tụ ở đáy ao. Thông thường ở ao nuôi cá người ta thường dọn đáy ao bằng cách sử dụng máy hút bùn đối với các ao lớn hoặc vét bùn bằng phương pháp thủ công đối với các ao có diện tích nhỏ.
3. BÓN VÔI VÀ DIỆT TẠP
Sau khi bơm cạn nước và vét bùn, đáy ao cần được bón vôi nhằm tạo điều kiện để các chất hữu cơ được phân hủy, cải tạo phèn và ổn định pH. Sau một vụ nuôi, vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao bị phân hủy yếm khí sinh ra nhiều axít hữu cơ làm cho pH của đất đáy ao bị giảm thấp do các ion H+ bị hấp thụ trên bề mặt keo đất. pH thấp sẽ làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật phân hủy, pH tăng sau khi bón vôi sẽ kích thích vi sinh vật phát triển và khoáng hóa nhanh các chất hữu cơ còn lại ở đáy ao. Đối với những ao nuôi trên vùng đất nhiễm phèn các cation axít (Al3+ và Fe3+) cũng bị hấp thụ trên bề mặt keo đất gây pH thấp, trường hợp này cũng cần bón vôi để cải tạo nền đáy. Vôi được sử dụng để bón cho ao nuôi cá thường là vôi sống (CaO) hoặc đá vôi nghiền (CaCO3). Tốt nhất nên dùng vôi sống khi chuẩn bị ao vì vôi này có hoạt tính trung hòa cao và diệt mầm bệnh tốt hơn những loại vôi khác. Vôi được rải đều ở đáy ao và cả bờ ao, cần tập trung bón nhiều vôi ở những bãi cho ăn hoặc những nơi đáy ao còn đọng nước. Liều lượng vôi bón khi chuẩn bị ao như sau:
Sau khi bón vôi, đáy ao cần được phơi từ 2-3 ngày để các phản ứng hóa học được xảy ra dễ dàng và nhanh hơn. Phản ứng hóa học của vôi khi được bón vào ao như sau:
4. CẤP NƯỚC VÀO AO VÀ GÂY NUÔI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
Vai trò của Probiotics và khoáng trong quản lý chất lượng nước và nền đáy ao nuôi tôm
- TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế -
29/04/2022 | 3962 người đọc
Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp trên tôm nuôi
- TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Nông Lâm Huế -
09/12/2021 | 11218 người đọc
Kiểm Soát Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Bằng Biện Pháp Sinh Học
-PGS.TS Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ -
21/09/2021 | 7976 người đọc
Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản
-Phòng Nghiên Cứu & Phát Triển RD Công Ty Cổ Phần UV-
13/07/2021 | 5503 người đọc
Công nghệ đông khô trong sản xuất các chủng PROBIOTIC
- Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển R&D Công ty Cổ Phần UV -
06/07/2021 | 8982 người đọc
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của vi sinh xử lý môi trường ao nuôi thủy sản
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty Cổ phần UV -
27/04/2021 | 6440 người đọc
Vai trò và sử dụng vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ và Th.S Trần Thị Bé – Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Bạc Liêu
19/04/2021 | 9441 người đọc
Ứng Dụng Chế Phẩm PSB (Photosynthetic Bacteria) Trong Nuôi Tôm
- PGS.TS Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ -
06/04/2021 | 17194 người đọc