5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

logo
EN

5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn
Ngày đăng: 11/08/2020 12981 Lượt xem

    (Người Chăn Nuôi) - Các chuyên gia dinh dưỡng thường cố gắng để đạt được sự tiết kiệm bằng cách thay đổi thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ có thể nhận ra sự tiết kiệm đáng kể nếu điều chỉnh các nguyên liệu khẩu phần thay vì thành phần dinh dưỡng. Tổ hợp công thức một cách sáng tạo thường cho phép sử dụng các nguyên liệu ít phổ biến hơn nhằm có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn.

    Năng lượng

    Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra các nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong công thức. Các loại ngũ cốc và lipid (dầu và mỡ) luôn là những nguyên liệu cung cấp phần lớn năng lượng trong công thức và chi phí của chúng trong tổng chi phí khẩu phần cũng thường là cao nhất. Các loại ngũ cốc phổ biến như bắp và lúa mì thường được xem là các nguyên liệu không thể thiếu, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác vì trong một số điều kiện nhất định vẫn có thể sử dụng các nguyên liệu thay thế để giúp giảm được chi phí đáng kể. Các nguyên liệu như bột sắn, lúa miến, triticale, gạo, yến mạch đen và yến mạch thường có giá đủ thuận lợi để có thể sử dụng thay thế toàn bộ hoặc một phần các nguồn cung năng lượng phổ biến. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc ít phổ biến không phải là không có vấn đề của chúng, do đó phải cẩn thận khi sử dụng với số lượng quá mức.

    Protein

    Các nguyên liệu cung cấp đạm là những phần đắt tiền thứ 2 trong chi phí thức ăn. Tuy nhiên, các nguyên liệu cung cấp đạm thay thế thường ít có sẵn, nhưng không phải là không thể tìm thấy. Kinh nghiệm đã chứng minh rằng, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là sử dụng các axit amin tinh thể (tổng hợp). Tuy nhiên, đây không phải là cách làm dễ vì nếu bổ sung không hợp lý thì hiệu quả sẽ giảm mạnh. Ví dụ phổ biến nhất là đặt giới hạn trên đối với lysine tổng hợp (heo) hoặc methionine tổng hợp (gia cầm). Vì các axit amin này là các axit amin giới hạn đầu tiên, các axit amin tổng hợp khác sẽ hầu như luôn được sử dụng ở tỷ lệ dưới ngưỡng này. Trong một số công thức, các chất đệm nên được xem xét để chống lại môi trường axit tạo ra bởi việc bổ sung liều cao một số axit amin nhất định.

    Khoáng chất

    Tiếp đến là phốt pho, chi phí đắt thứ 3 trong tổng chi phí thức ăn. Trong trường hợp khi giá muối phốt pho vô cơ quá cao, việc sử dụng enzyme phytase được khuyến nghị. Trong một số trường hợp, phytase nên được sử dụng ngay cả với liều gấp đôi để giảm thêm chi phí và giảm việc bổ sung phốt pho vô cơ. Chi phí cho canxi và natri thường rất thấp nên các nguyên liệu này không cần quá quan tâm với mục đích tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số sản phẩm thương mại (như premix và các sản phẩm cô đặc) được tăng thêm tỷ lệ canxi cacbonat và muối như một cách để giảm chi phí các sản phẩm này.

    Premix

    Tiếp đến chúng ta xét đến các premix vitamin và khoáng vi lượng. Có sự thay đổi rất lớn về chất lượng và giá cả của các sản phẩm premix trên thị trường. Có những sản phẩm giá rẻ nhưng bù lại chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của vật nuôi. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, các premix chứa quá nhiều vitamin và khoáng vi lượng sẽ dẫn đến lãng phí chất dinh dưỡng. 

    Phụ gia

    Cuối cùng, chúng ta phải kiểm tra tất cả các phụ gia (các sản phẩm thường được bổ sung vào hầu hết các khẩu phần mà lại không quan tâm đến hiệu quả thực sự và tỷ suất hoàn vốn (ROI) của chúng). Không có gì lạ khi nhiều công thức có chứa tới mười chất phụ gia chỉ mang lại lợi ích cận biên (nếu có) (marginal benefit). Những chất phụ gia này nên được kiểm tra rất kỹ lưỡng dựa trên các bằng chứng khoa học được công bố.

    Theo Hoàng Yến - Người Chăn Nuôi

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều cơn mưa giúp nước giảm độ mặn, thuận lợi cho việc thả tôm nuôi vụ mới. Vì vậy, nông dân nhiều nơi đã tập trung thả tôm nuôi vụ 2 với hy vọng giá tôm và thị trường sẽ khởi sắc vào những tháng cuối năm.
    30/06/2020
    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.
    30/06/2020
    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Việt quất, phá vỡ bức tường bảo vệ của vi khuẩn – màng tế bào, ngăn cản sự tăng sinh của cả virus gây hại.
    30/06/2020
    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Mỹ chỉ đạo hỗ trợ người đánh bắt tôm hùm và dọa áp thuế Trung Quốc, khi ngành này lao đao vì Covid-19 và thuế nhập khẩu.
    29/06/2020
    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý nước bị nhiễm amoni (NH3), đặc biệt là nước NTTS như các đầm, ao nuôi tôm, cá công nghiệp.
    29/06/2020
    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    Hệ thống năng lượng Mặt Trời lấy cảm hứng từ hoa hướng dương, găng tay tắc kè giúp leo lên tường thẳng đứng giống người nhện, cánh quạt răng cưa giống khủng long,…. là một số những bước đột phá trong công nghệ bắt nguồn từ những khả năng kỳ diệu của sinh vật trong tự nhiên.
    26/06/2020
    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Những ngày gần đây người chăn nuôi đã được đón tin vui khi giá gia cầm đang tăng trở lại.
    26/06/2020
    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Thủy sản là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt hàng tỷ USD mỗi năm, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt, gần 67% sản lượng nuôi trồng và chiếm 65% giá trị KNXK thủy sản.
    26/06/2020
    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Cua bùn (Scylla spp.) là mặt hàng hải sản được giao dịch nhiều nhất ở các nước Châu Á. Có bốn loại virut: virus WSSV, virus hoại tử cơ, reovirus và baculovirus đã được báo cáo ở cua Scylla spp.
    26/06/2020
    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
    25/06/2020
    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng

    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng "nhớ mặt" 20 năm!

    Thuộc top các loài động vật thông minh nhất hành tinh, cá heo không chỉ là một người bạn thân thiện với con người mà còn mang đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
    25/06/2020
    Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

    Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

    Vận chuyển cá là một quá trình gây stress đối với cá, đặc biệt là đối với cá giống. Để hạn chế quá trình này đồng thời không lạm dụng các loại thuốc mê gây hại cho vật nuôi. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra một loại chất thay thế thuốc mê vừa rẻ, thân thiện môi trường lại có tính hiệu quả cao.
    25/06/2020
    Zalo
    Hotline