Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

logo
EN

Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển
Ngày đăng: 03/09/2020 7731 Lượt xem

     

    Được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi lồng bè do hệ thống sông ngòi phong phú, mấy năm nay, tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt thế mạnh. Thủy sản trở thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh.

    Xác định thế mạnh

    Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh hiện đang đẩy mạnh phát triển thủy sản, trong đó, diện tích nuôi ao đất khoảng 2.858 ha với các đối tượng nuôi chính là các loại cá: mè, trôi, trắm, chép, điêu hồng… Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành nhiều vùng nuôi thủy sản quy mô lớn. Toàn tỉnh có khoảng 162 vùng nuôi (diện tích từ 10 ha trở lên) với tổng diện tích 2.757,6 ha.

    Bắc Ninh có ba dòng sông lớn chảy qua là sông Thái Bình, sông Đuống, sông Cầu; trong đó, sông Đuống đứng đầu bảng do điều kiện môi trường, lưu tốc dòng chảy phù hợp phát triển nghề nuôi cá lồng. Năm 2015 – 2016, UBND tỉnh Bắc Ninh có chính sách hỗ trợ vật tư làm lồng, do vậy nghề nuôi cá lồng trên sông trong tỉnh có điều kiện phát triển. Các đối tượng nuôi được tập trung như cá lăng đen, trắm cỏ, điêu hồng, ngạnh, chép, chiên… và mới đây là mô hình thí điểm nuôi cá tầm trên sông Đuống; mang lại thu nhập cho người nuôi từ 40 – 60 triệu đồng trong một chu kỳ nuôi.

    Đại diện Sở NN&PTNT Bắc Ninh cho biết, hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của nông nghiệp của tỉnh; trong đó tập trung chủ yếu ở những địa phương có lợi thế như: Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành…

    Điều ghi nhận của nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh thời gian gần đây là việc người dân có ý thức hơn trong lựa chọn con giống, cải tạo ao, hồ nuôi và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào quá trình nuôi. Đến nay, trong tỉnh đã có 11 cơ sở nuôi thủy sản đạt chứng nhận VietGAP. Tỉnh cũng đang xây dựng mô hình thủy sản ứng dụng công nghệ cao mới như: nuôi cá “sông trong ao”, Biofloc, nuôi thương phẩm cá rô phi siêu thâm canh trong ao đất lót bạt…

    Vừa qua, theo Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh thì Bắc Ninh đã thực hiện hỗ trợ về hóa chất cho cá lồng và chế phẩm sinh học cho ao đất nhằm cải thiện môi trường ao nuôi và dịch bệnh.

    Để thúc đẩy phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn mạnh hơn nữa, Hội Nghề cá Bắc Ninh cùng các ban, ngành trong tỉnh đã tổ chức cuộc thi nuôi cá giỏi. Qua nhiều năm, đã có rất nhiều người nuôi cá đạt lợi nhuận cao, trung bình 300 triệu đồng/năm, thậm chí có người lãi tới 400 triệu đồng/năm.

    Thúc đẩy phát triển

    Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản của Bắc Ninh khoảng 5.185 ha, bằng xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Số lượng lồng nuôi trên sông ước đạt 2.060 lồng, tăng 50 lồng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 7 vừa qua, sản lượng thủy sản ước đạt 22.264 tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 1,1%, nuôi lồng bè tăng 2,8%; khai thác giảm 2,4%.

    Trong nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm, nhờ tiếp tục đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và nuôi cá lồng trên sông với nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng, nên lĩnh vực thủy sản của tỉnh Bắc Ninh cũng đạt mức tăng trưởng khá (+2,7%).

    Để ngành hàng này phát triển hơn nữa, trong thời gian tới ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ tiếp tục nắm bắt kịp thời diễn biến của thời tiết, tình hình sản xuất thủy sản tại các vùng nuôi cá lồng, nuôi cá thâm canh tập trung để hướng dẫn các hộ nuôi chăm sóc, phòng trị bệnh cho các đối tượng thủy sản. Ngành thủy sản Bắc Ninh định hướng phát triển bền vững, trong đó quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản tập trung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong các lĩnh vực con giống, thức ăn… nhằm xây dựng các vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với hình thành các chuỗi liên kết giá trị.

    Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ chú trọng đẩy mạnh thâm canh ao đất, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học và quản lý môi trường ao nuôi. Năm 2020, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu duy trì diện tích nuôi khoảng 5.150 ha, sản lượng 39.000 tấn, giá trị sản xuất trên 1.100 tỷ đồng.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline