Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

logo
EN

Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ
Ngày đăng: 15/09/2020 12783 Lượt xem

    Tôm thẻ chân trắng

    Stress đã trở thành yếu tố chính gây hạn chế sự phát triển của tôm nuôi

    Bổ sung luân trùng Ampithoe sp. trong chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế stress cho tôm nuôi.

    Mật độ nuôi dày đặc khiến tôm chịu áp lực môi trường nghiêm trọng, làm tăng tính nhạy cảm với bệnh, trực tiếp làm giảm hiệu quả vụ nuôi. Nitơ amoniac (ammonia-N), một nguyên nhân gây ra stress trong nuôi tôm, chủ yếu được tạo ra bởi phân hủy chất thải hữu cơ như thức ăn dư và phân tôm trong nước, hàm lượng ammonia-N quá nhiều trong nước có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật ảnh hưởng đến tăng trưởng, giảm tỉ lệ sống và gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp hiệu quả để tăng cường khả năng chịu đựng ammonia-N của tôm sẽ có ý nghĩa lớn đối với nuôi trồng thủy sản.

    Để tăng cường khả năng chịu stress của động vật thủy sản người nuôi có thể cải thiện bằng cách tăng cường dinh dưỡng. Thức ăn tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ngon miệng đã được sử dụng làm chất tăng cường dinh dưỡng để tăng cường khả năng chịu stress của tôm.

    Ampithoe sp. là loài luân trùng giàu protein thô (51,2% trọng lượng khô), axit béo không bão hòa (41,9% tổng số axit béo) và axit amin thiết yếu (22,2% tổng số axit amin). Đây là một sinh vật tuyệt vời để giảm sự tích tụ ammonia-N và urea-N trong máu và tăng cường khả năng chịu đựng ammonia-N của tôm thẻ chân trắng (Shan et al., 2018). Tuy nhiên, cơ chế bổ sung Ampithoe sp. giúp tăng cường khả năng chịu stress của tôm vẫn chưa rõ ràng.

    Trong nghiên cứu hiện tại, cơ chế tăng cường dung nạp amoniac-N ở tôm thẻ chân trắng bằng chế độ ăn bổ sung Ampithoe sp. đông lạnh (FDPA) đã được nghiên cứu từ góc độ của stress oxy hóa, căng thẳng mạng lưới nội chất gây rối loạn chuyển hóa.

    Luân trùng Ampithoe sp.

    Nghiên cứu ứng dụng Ampithoe vào chế độ ăn tôm thẻ chân trắng

    Trong nghiên cứu hiện tại, tôm được chia thành ba nhóm và cho ăn chế độ ăn bổ sung chứa 33% FDPA trong 0 ngày (nhóm S0), 21 ngày (nhóm S21) hoặc 42 ngày (nhóm S42). Sau đó, ba nhóm tôm đã được tiếp xúc với ammonia-N (1,61 mg/L) trong 96 giờ, và những thay đổi trong stress oxy hóa, căng thẳng mạng lưới nội chất (ER) và chuyển hóa lipid ở gan tụy đã được nghiên cứu.

    Kết quả

    Sau 21 ngày tiếp xúc với ammonia nhóm S0 không được bổ sung FDPA  có tỉ lệ chết cao nhất 46,7%, trong khi đó nhóm S21 có tỉ lệ chết thấp nhất 30,0% và nhóm cho ăn 42 ngày ti lệ chết là 33,3%. 

    Mức độ hoạt động của superoxide effutase (SOD) và catalase (CAT) trong gan tụy của tôm đã tăng lên trong các nhóm chế độ ăn uống FDPA so với nhóm S0. Mức độ oxy hóa  malondialdehyd (MDA) và biểu hiện mRNA của protein liên kết đã giảm đáng kể ở các nhóm S21 và S42 so với nhóm S0.

    Hơn nữa, quá trình tổng hợp lipid (FAS), acetyl-CoA carboxylase (ACC) và malonyl-CoA (MCoA) đã giảm; hoạt động của Carnitine palmitoyltransferase (CPT) đã tăng lên; và nồng độ axit béo tự do (FFA) và triglyceride (TG) đã giảm trong gan tụy của tôm được cho ăn chế độ ăn FDPA so với tôm được cho ăn chế độ ăn kiểm soát.

    Căng thẳng amoniac-N gây ra stress oxy hóa ở L. vannamei, gây ra căng thẳng mạng lưới nội chất ở gan tụy và dẫn đến tăng tổng hợp lipid và giảm phân hủy lipid. Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 33% FDPA vào thức ăn tôm thẻ chân trắng trong vòng 21 ngày có thể tăng cường khả năng chống oxy hóa và giảm căng thẳng ER do tiếp xúc với amoniac-N, do đó đảm bảo sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng bình thường cho cơ thể và tăng cường khả năng chịu đựng amoniac-N của tôm thẻ chân trắng.

    Nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích để tăng cường khả năng chịu đựng môi trường của động vật thủy sản bằng cách bổ sung dinh dưỡng.

    Nguồn NHƯ HUỲNH Lược dịch - Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline