Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

logo
EN

Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu
Ngày đăng: 27/07/2020 7557 Lượt xem

    cá tra

    Xuất khẩu cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

    Đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, khiến xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn.

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.

    Cùng với đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt trên 3,5 tỉ USD, giảm 10,5% so cùng kỳ 2019. Hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều sụt giảm, trong đó cá tra giảm mạnh nhất, khoảng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 612,3 triệu USD. Tổng xuất khẩu cá tra 6 tháng đạt trên 659 triệu USD, giảm 31,5%.

    Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, hoạt động xuất khẩu sang các thị trường đều diễn ra rất chậm, giảm mạnh, dẫn đến diện tích nuôi mới, thu hoạch và sản lượng đều giảm so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, giá cá tra thương phẩm ở mức dưới giá thành kéo dài, người nuôi lỗ nặng, buộc phải ngừng nuôi hoặc cho ăn cầm chừng. Nhiều doanh nghiệp cá tra gặp khó khăn về vốn, nợ xấu, lượng hàng tồn kho tăng…

    Năm 2020, ngành thủy sản phải hứng chịu tác động kép do biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn làm thiếu hụt nước ngọt khiến người nuôi bị động, không duy trì được sản lượng, thời gian nuôi. Mặt khác, giá cả lại giảm liên tục khiến người nuôi cũng khó khăn.

    Đơn vị này cũng cho hay, những thị trường chính của cá tra là Trung Quốc, Mỹ, châu Âu thì hầu hết đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6 vừa qua, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đột ngột chững lại và giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do một số cảng Trung Quốc đóng cửa nhập khẩu các lô hàng thủy sản vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; Nhiều siêu thị ở phía Bắc Trung Quốc vẫn chưa bán lại như trước. Điều này đã tác động ngược trở lại giá xuất khẩu sang thị trường này trong mấy tuần gần đây.

    Xuất khẩu sang ASEAN và EU cũng giảm mạnh, lần lượt là 57,6% và 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 

    VASEP nhận định, bức tranh chung của xuất khẩu cá tra Việt Nam trong hai quý đầu năm nay chưa thực sự sáng sủa do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lạc quan hi vọng rằng, từ quý 3 tới, hoạt động giao thương sẽ ổn dần ở một thị trường, trong đó có hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ.

    Nguồn Thủy Chung VOV

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Chia nhỏ số lần cho ăn ra cộng với việc điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý sẽ cải thiện chất lượng tôm thẻ nuôi thương phẩm.
    17/07/2020
    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa) ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm. Chúng xuất hiện ở giai đoạn từ 40-50 ngày sau khi thả giống và xuất hiện với tỷ lệ cao hơn đối với ao nuôi có mật độ cao, lượng hữu cơ trong ao quá nhiều và thời tiết nắng nóng kéo dài.
    14/07/2020
     COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    Gần đây, bức tranh thời hậu COVID-19 đang được Chính phủ, nhiều chuyên gia quan tâm, trong đó có việc tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá tác động của đại dịch này tới các hoạt động kinh tế.
    14/07/2020
    Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

    Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

    Gregarine, ký sinh trùng đường ruột có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào suốt chu kỳ nuôi tôm. Gregarine làm tôm kém ăn, lớn chậm và FCR cao và nhiễm khuẩn thứ cấp như Vibrio spp.
    13/07/2020
    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.
    13/07/2020
    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản, vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi.
    10/07/2020
    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Các nhà khoa học Bangladesh lần đầu tiên tìm ra chiết xuất tốt nhất của loài thảo mộc có thể ức chế vi khuẩn E. faecalis. Vi khuẩn đã được báo cáo là tác nhân gây chết hàng loạt một số loài cá ở các quốc gia khác nhau.
    08/07/2020
    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Trong khi đó, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.
    07/07/2020
    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi và vị khó chịu tích tụ trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn, giúp tăng chất lượng thịt cá.
    02/07/2020

    01/07/2020
    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    WSSV là vi-rút có khả năng gây chết rất nghiêm trọng ở những loài tôm biển nhất là tôm thẻ, là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại chính cho nghề nuôi tôm.
    01/07/2020
    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.
    01/07/2020
    Zalo
    Hotline