Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

logo
EN

Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao
Ngày đăng: 06/08/2020 15616 Lượt xem

    thu hoạch tôm

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.

    Vụ này sau khoảng 70 ngày nuôi, tôm của anh Thành đạt kích cỡ khoảng 50con/kg. Tuy hiện giá tôm giảm mạnh nhưng anh Thành vẫn lời hơn 120 triệu đồng.

    Gần đây, nuôi tôm công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu đang được ngành chức năng khuyến khích nhân rộng tại ĐBSCL. Trong đó, mô hình thâm canh mật độ cao trong bể nổi đã và đang chứng minh tính nổi trội với nhiều ưu điểm hơn so với nuôi tôm siêu thâm canh trong ao đất phủ bạt. Anh Phạm Tiến Thành (ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những người nuôi tôm theo mô hình này khá thành công. Và vụ tôm vừa thu hoạch vào đầu tháng 8 này là một ví dụ điển hình cho thành công sau gần 2 năm theo đuổi mô hình này. 

    Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao của anh Thành có tổng diện tích 3,6 hec-ta gồm 4 hồ nuôi chính, mỗi hồ rộng 500m2, ngoài ra còn có các khu vực lắng lọc nước và xử lý nước thải. Nước thải được sử dụng lại cho nhiều mục đích khác nhau, không thải ra môi trường xung quanh.

    Anh Thành cho biết anh đã đầu tư hơn 2 tỉ đồng cho mô hình và mỗi vụ anh lời từ 100-400 triệu đồng, cách nuôi này giúp giảm thiểu rủi go cho người nuôi nên cho có tính bền vững cao.

    Mỗi năm, anh Thành nuôi từ 3-4 vụ tôm với mật độ tôm khoảng 200 con/m3 nước. Để nuôi thành công cần phải chọn con giống chất lượng cao, sạch bệnh. Trang trại của anh Thành cũng là nơi thí điểm mô hình nuôi tôm đổi mới công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bạc Liêu.

    Vụ thu hoạch này, dù gặp bão nhưng người thu mua tôm vẫn đến rất sớm chuẩn bị dụng cụ. 

    Mỗi nhóm thu hoạch tôm thường hơn 10 người với đầy đủ dụng cụ đảm bảo kéo, vận chuyển tôm đưa ra xe chở về công ty thủy sản theo đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch.

    Những nhân công sẽ dùng lưới kéo tôm cho vào giỏ xách chuyển đến điểm cân tôm. 

    Giá cả thu mua thường được thỏa thuận sau khi kiểm tra kích cỡ và chất lượng tôm, thường người mua trả tiền ngay sau khi hoàn tất việc cân tôm.

    Theo anh Thành, mô hình này nhằm tiến tới mục tiêu cốt lõi là tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm gắn liền với bảo vệ môi trường. Khi thực hiện đúng quy trình nuôi, tôm sẽ có tỷ lệ sống cao, có thể tái sử dụng nước nuôi cũ, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu, có thể nhân rộng cho các hộ nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ.

    Nguồn Bình Nguyên-Báo Cần Thơ

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline