Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

logo
EN

Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao
Ngày đăng: 06/08/2020 15602 Lượt xem

    thu hoạch tôm

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.

    Vụ này sau khoảng 70 ngày nuôi, tôm của anh Thành đạt kích cỡ khoảng 50con/kg. Tuy hiện giá tôm giảm mạnh nhưng anh Thành vẫn lời hơn 120 triệu đồng.

    Gần đây, nuôi tôm công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu đang được ngành chức năng khuyến khích nhân rộng tại ĐBSCL. Trong đó, mô hình thâm canh mật độ cao trong bể nổi đã và đang chứng minh tính nổi trội với nhiều ưu điểm hơn so với nuôi tôm siêu thâm canh trong ao đất phủ bạt. Anh Phạm Tiến Thành (ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những người nuôi tôm theo mô hình này khá thành công. Và vụ tôm vừa thu hoạch vào đầu tháng 8 này là một ví dụ điển hình cho thành công sau gần 2 năm theo đuổi mô hình này. 

    Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao của anh Thành có tổng diện tích 3,6 hec-ta gồm 4 hồ nuôi chính, mỗi hồ rộng 500m2, ngoài ra còn có các khu vực lắng lọc nước và xử lý nước thải. Nước thải được sử dụng lại cho nhiều mục đích khác nhau, không thải ra môi trường xung quanh.

    Anh Thành cho biết anh đã đầu tư hơn 2 tỉ đồng cho mô hình và mỗi vụ anh lời từ 100-400 triệu đồng, cách nuôi này giúp giảm thiểu rủi go cho người nuôi nên cho có tính bền vững cao.

    Mỗi năm, anh Thành nuôi từ 3-4 vụ tôm với mật độ tôm khoảng 200 con/m3 nước. Để nuôi thành công cần phải chọn con giống chất lượng cao, sạch bệnh. Trang trại của anh Thành cũng là nơi thí điểm mô hình nuôi tôm đổi mới công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bạc Liêu.

    Vụ thu hoạch này, dù gặp bão nhưng người thu mua tôm vẫn đến rất sớm chuẩn bị dụng cụ. 

    Mỗi nhóm thu hoạch tôm thường hơn 10 người với đầy đủ dụng cụ đảm bảo kéo, vận chuyển tôm đưa ra xe chở về công ty thủy sản theo đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch.

    Những nhân công sẽ dùng lưới kéo tôm cho vào giỏ xách chuyển đến điểm cân tôm. 

    Giá cả thu mua thường được thỏa thuận sau khi kiểm tra kích cỡ và chất lượng tôm, thường người mua trả tiền ngay sau khi hoàn tất việc cân tôm.

    Theo anh Thành, mô hình này nhằm tiến tới mục tiêu cốt lõi là tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm gắn liền với bảo vệ môi trường. Khi thực hiện đúng quy trình nuôi, tôm sẽ có tỷ lệ sống cao, có thể tái sử dụng nước nuôi cũ, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu, có thể nhân rộng cho các hộ nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ.

    Nguồn Bình Nguyên-Báo Cần Thơ

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline