Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

logo
EN

Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Ngày đăng: 08/09/2020 9122 Lượt xem

    Từ năm 2013 đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại các nước trong khu vực Châu Á. Thời gian gần đây, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc. Tính đến ngày 27/7/2020, đã phát hiện tổng số 13 ổ dịch tại Trung Quốc; đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 15-20/7/2020, đã ghi nhận 5 ổ dịch mới tại tỉnh Quảng Tây (cách biên giới với Việt Nam khoảng 200 km)

     

    Viêm da nổi cục là bệnh do virus gây ra, được biết đến bắt nguồn từ Châu Phi. Đến năm 2013, dịch bệnh bắt đầu nổi lên tại Thổ Nhĩ Kỳ sau đó nhanh chóng lan rộng qua 9 quốc gia ở Đông Âu và Balkan.

    Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), vào thời kỳ cao điểm của dịch bệnh lan rộng tại Châu Âu, các quốc gia đã ghi nhận tới 200 đợt bùng phát dẫn đến thiệt hại đáng kể về kinh tế do ảnh hưởng đến chất lượng sữa và da của đàn gia súc, tỷ lệ tử vong lên tới 15% trong tổng số bị nhiễm bệnh.

    Đặc điểm bệnh

    Bệnh Viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh Viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

    Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

    Động vật mẫn cảm với bệnh là trâu, bò. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.

    Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: Sốt cao (có thể trên 41oC), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời; bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

    Sơ đồ minh họa đường truyền lây của virus gây bệnh viêm da nổi cục

    Hiểu rõ hơn về virus gây bệnh…

    Một số biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục

     

    Virus gây bệnh Viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với virus gây bệnh Đậu trên dê, cừu. Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55oC trong 2 giờ, 65oC trong 30 phút. Virus có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80oC trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm virus được bảo quản ở nhiệt độ 4oC trong 6 tháng. Virus nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc axít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37oC.

    Virus Viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Virus nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, virus có thể tồn tại trong nhiều tháng.

    Hóa chất sử dụng để diệt virus Viêm da nổi cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2-3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.

    Phân biệt bệnh viêm da nổi cục với bệnh đậu trên gia súc

      LSD Đậu
    Nguyên nhân Poxviridae virus Capripox virus
    Triệu chứng

    - Sốt cao (có thể trên 40oC)

    - Da, niêm mạc nổi những nốt sần đường kính 2 - 5cm

    - Nổi chủ yếu ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu. Mụn không lây lan.

    - Viêm mũi, viêm kết mạc

    - Tiết nhiều nước bọt

    - Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú

    - Sưng hạch bạch huyết bề mặt

    - Sốt cao 40 - 41oC, kéo dài

    - Xuất hiện các mụn nhỏ trên da mặt kích thước như hạt ngô, sau vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen, khi bong ra để lại vết sẹo đỏ.

    - Mụn mọc lan sang các đám khác

    - Chảy nước mắt và dịch mũi

    - Kém ăn, nằm một chỗ

    - Đứng cong lưng

    - Ở dê, cừu non khi mắc bệnh còn có triệu chứng tiêu chảy nặng.

    Điều trị Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
    Hình ảnh

    Chủ động phòng chống xâm nhiễm bệnh

    Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục. Tuy nhiên, để chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò nhiều Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đã giao Chi cục Thú y chủ động phối hợp và đề xuất với chính quyền các địa phương chỉ đạo tăng cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp trâu, bò và các sản phẩm trâu, bò. Theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên trâu, bò và nguy cơ lây lan bệnh Viêm da nổi cục, để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm.

    Đồng thời, chủ động hướng dẫn, phối hợp và đôn đốc các Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện theo dõi, giám sát và ứng phó (nếu phát hiện có sự xuất hiện) bệnh Viêm da nổi cục; lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển đến phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm, xác định nguyên nhân. Phối hợp cùng với các cơ quan truyền thông của tỉnh thông tin kịp thời, chính xác cho người dân hiểu về bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

    Cùng với đó, các Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đề nghị UBND các tỉnh, huyện, thị xã, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường, chủ động theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tại các tuyến đường giao thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò nhập lậu, không rõ nguồn gốc; lấy mẫu gửi đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm bệnh Viêm da nổi cục và tổ chức tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

    Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nhất là đối với những người thường xuyên qua lại khu vực biên giới, khách du lịch và người chăn nuôi hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh Viêm da nổi cục để thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát nguy cơ bệnh xâm nhiễm vào Việt Nam. Tổ chức giám sát chặt chẽ, lấy mẫu đối với trâu, bò có dấu hiệu bệnh, nghi bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ hoặc trong quá trình vận chuyển, gửi phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

     

    Theo P.Huệ Tổng hợp - Nguồn Chăn nuôi Việt Nam

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.
    05/09/2020
    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Cả đường ruột và gan tụy, hai cơ quan quan trọng nhất của tôm đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc thì chẳng khác nào là ao tôm nuôi đã “lâm vào đường cùng”. Do đó, cần làm tốt công tác giữ sạch môi tường nuôi, nuôi tôm một cách an toàn bền vững, diệt khuẩn, thay nước thường xuyên để ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh trong ao. Đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tôm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch sẽ giúp tôm mạnh mẽ mà “đương đầu” với những dịch bệnh nguy hiểm.
    05/09/2020
    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Với kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí, mô hình nuôi ruồi lính đen được đánh giá có lợi ích thiết thực cho môi trường, đảm bảo an toàn với vật nuôi và sức khỏe con người. Nhận thấy được những ưu điểm này, anh Lê Phước Sang - chủ hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã triển khai mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi trang trại, tạo thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường...
    03/09/2020
    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi lồng bè do hệ thống sông ngòi phong phú, mấy năm nay, tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt thế mạnh. Thủy sản trở thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh.
    03/09/2020
    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Để đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản
    01/09/2020
    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Hiện nay đang là thời điểm người dân vùng lũ ở ĐBSCL tất bật chuẩn bị mua cá giống để thả trong ao hoặc chân ruộng lúa đón lũ. Nhu cầu cá nước ngọt luôn rất cao, người dân liên tục mở rộng diện tích nuôi, vì thế mà các loại cá giống đều rất hút hàng.
    31/08/2020
    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Trong chăn nuôi thì thức ăn đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Chăn nuôi thành công, ngoài con giống tốt, chuồng trại phù hợp, điều kiện dịch vụ chăn nuôi – thú y và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, cần có nguồn thức ăn đầy đủ cân bằng và kỹ thuật nuôi dưỡng tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn tồn tại ở nhiều dạng như viên, bột hoặc trang trại tự phối trộn và nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau dựa trên loại vật nuôi, giai đoạn vật nuôi và mục đích sử dụng khi chăn nuôi.
    31/08/2020
    Hạn chế stress trên tôm

    Hạn chế stress trên tôm

    Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
    28/08/2020
    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    Khí độc H2S từ lâu đã được xem như một “sát thủ”, có mối liên hệ mật thiết với DO và pH trong ao tôm.
    26/08/2020
     Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Với ao nuôi cá tra đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ, mỗi vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 2.677 tấn bùn ướt và 77.930 m3 nước thải. Lượng chất thải này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước, mà còn phát sinh dịch bệnh, từ đó làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra. Vậy đâu là giải pháp cho thực trạng trên?
    25/08/2020

    24/08/2020
    Giá tôm hùm tụt thê thảm, thương lái chỉ mua theo kiểu

    Giá tôm hùm tụt thê thảm, thương lái chỉ mua theo kiểu "cân xô"

    Thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây lỗ nặng do giá giảm sâu.
    24/08/2020
    Zalo
    Hotline