Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

logo
EN

Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?
Ngày đăng: 14/09/2020 9217 Lượt xem

    cá tra

    Cần làm mọi cách để vực dậy ngành cá tra.

    Ngành cá tra phải trông cậy vào đâu để thoát khỏi tình hình u ám hiện nay?

    Theo ước tính của các Infofish trong năm 2019, Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia sản xuất 2,2 triệu tấn trong đó Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng. Sau khi Mỹ áp dụng luật chống phá giá lên cá tra Việt Nam vào năm 2002, sản lượng không giảm mà còn gia tăng gấp 8 -10 lần và xuất đến trên 120 quốc gia.

    Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng công nghiệp này đối diện một số thách thức: môi trường thoái hóa, dịch bệnh gia tăng, thiếu nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng và sự cạnh tranh từ các loài cá khác và từ các quốc gia khác. Chìa khóa cho sự phát triển công nghiệp cá da trơn dựa vào sự sinh sản thành công, hệ thống nuôi thâm canh và hiệu quả, sáng kiến của nông dân, kỹ thuật chế biến tiên tiến và hệ thống tốt marketing.

    Sản xuất giống cá

    Theo thống kê, toàn vùng ĐBSCL hiện có 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, khoảng 4.000 hộ dân ương cá tra giống với diện tích 3.500 ha; tập trung chủ yếu ở An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp. Nguồn cá tra giống đủ để đảm bảo diện tích nuôi 5.200 ha với sản lượng thành phẩm là 1,4 triệu tấn/năm.

    Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao, ổn định cung – cầu về sản xuất giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi, góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, Bộ NN&PTNT đã ban hành Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL. Theo đề án giống cá tra ba cấp, mục tiêu đến năm 2020, các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp đáp ứng 50% nhu cầu giống cá tra chất lượng cao cho ĐBSCL, nhu cầu toàn vùng là 2,2 – 2,5 tỷ con; đến 2050, cung cấp 100% giống cá tra chất lượng cao với 2,5 – 3 tỷ con giống cá tra chất lượng cao cho toàn vùng.

    Tuy nhiên khi đánh giá về chất lượng cá tra giống, các chuyên gia trong ngành cho rằng, vấn đề này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Bởi trên thực tế, số lượng hộ tham gia sản xuất giống khá lớn, nhưng phân bố rải rác ở nhiều nơi toàn vùng nên dẫn đến chất lượng giống không đều nhau. Mặt khác, trình độ kỹ thuật ươm cá tra giống của nông dân còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến chất lượng giống kém, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế khi đưa vào nuôi cá thịt vì tỷ lệ hao hụt lớn.

    Sáng kiến của nông dân

    Những năm qua, nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra cũng gặp không ít khó khăn như: Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp dịch bệnh xuất hiện thường xuyên gây thiệt hại lớn; giá cả biến động khó lường… đã gây trở ngại trong đầu tư và mở rộng sản xuất.

    Qua Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ VII (2018-2019) đã có một số đề tài sáng kiến nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật được thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả trong nuôi cá. Nông dân đã thay đổi hệ thống nuôi nhanh chóng từ nuôi ao cầu chuyển sang nuôi trong bè để có fillet thịt trắng cho xuất khẩu và từ nuôi bè chuyển sang nuôi trong ao đất (ao rộng và sâu 3 - 4 mét) để giảm chi phí sản xuất. Nông dân rất nhạy bén áp dụng kỹ thuật mới vào hệ thống nuôi: thức ăn viên nổi, thay nước thường xuyên. Hệ thống sản xuất giống hiệu quả và chuyên nghiệp hóa (sản xuất cá bột, ương nuôi cá bột, cá giống và nuôi thịt chuyên biệt). 

    Kỹ thuật chế biến

    Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, đến ngày 31/7/2020, tổng diện tích nuôi cá tra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gần 2.000ha, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 13%; diện tích thu hoạch là 1.844ha, giảm 21%; sản lượng đạt khoảng 615 ngàn tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 667,5 triệu USD, giảm 30,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong những tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn do rào cản thương mại, kỹ thuật vẫn đang tiếp diễn; các quy định mới về EVFTA của thị trường EU. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đúng mức sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ các phụ phẩm trong chế biến thủy sản như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ...

    Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần tập trung phát triển các thị trường sẵn có, đặc biệt là các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN... chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị làm gia tăng tự động hóa (công nghệ 4.0) trong bảo quản, sơ chế, chế biến thủy sản; ứng dụng các công nghệ Enzym, protein, vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các vấn đề về an toàn thực phẩm, đặc biệt là các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh theo quy định của nước nhập khẩu và của Việt Nam.

    Hệ thống marketing tốt

    Đến nay, với hơn 40 chủng loại sản phẩm giá trị gia tăng đã được chế biến từ cá tra, con cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên ở thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường phía Bắc nước ta, các sản phẩm cá tra vẫn đang là mặt hàng rất mới mẻ, thậm chí xa lạ với nhiều người. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, gần đây, Trung Quốc cũng là thị trường có sức hút rất lớn về tiêu thụ cá tra. Vì cá tra giá cả vừa phải, vận chuyển sang Trung Quốc khá gần, tiết giảm được chi phí. Vì vậy, hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã và đang chuyển mạnh việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

    Ngành công nghiệp cá tra giúp Việt Nam vươn lên một trong năm quốc gia hàng đầu xuất khẩu thủy sản. Nhất là gần đây, việc Hoa Kỳ áp dụng đạo luật Farm Bill tăng cường kiểm soát đối với sản phẩm cá da trơn cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn, tụt giảm mạnh về số lượng các lô hàng xuất khẩu sang thị trường truyền thống này. Trong bối cảnh đó, Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam chính là sự kiện có tính chất đòn bảy cho chiến lược khai thác thị trường nội địa cũng như thị trường Trung Quốc nhằm từng bước đa dạng hóa thị trường cho mặt hàng cá tra, tránh để con cá tra bị phụ thuộc quá lớn vào một hay vài thị trường. Nói cách khác, chính chúng ta phải tạo thị trường tại chỗ, không nên chỉ trông chờ vào xuất khẩu.

    Xuất khẩu cá tra phải khắc phục khó khăn từ thị trường Trung Quốc trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, vừa phải tìm kiếm thị trường khác, vừa tổ chức sản xuất, tạm trữ, dự trữ, chế biến, khơi thông và phát huy tiềm năng thị trường trong nước với hơn 96 triệu dân; đồng thời chú trọng phát triển thị trường truyền thống: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Brasil… để xuất khẩu thủy sản sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, khắc phục những khó khăn trên.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều cơn mưa giúp nước giảm độ mặn, thuận lợi cho việc thả tôm nuôi vụ mới. Vì vậy, nông dân nhiều nơi đã tập trung thả tôm nuôi vụ 2 với hy vọng giá tôm và thị trường sẽ khởi sắc vào những tháng cuối năm.
    30/06/2020
    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.
    30/06/2020
    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Việt quất, phá vỡ bức tường bảo vệ của vi khuẩn – màng tế bào, ngăn cản sự tăng sinh của cả virus gây hại.
    30/06/2020
    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Mỹ chỉ đạo hỗ trợ người đánh bắt tôm hùm và dọa áp thuế Trung Quốc, khi ngành này lao đao vì Covid-19 và thuế nhập khẩu.
    29/06/2020
    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý nước bị nhiễm amoni (NH3), đặc biệt là nước NTTS như các đầm, ao nuôi tôm, cá công nghiệp.
    29/06/2020
    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    Hệ thống năng lượng Mặt Trời lấy cảm hứng từ hoa hướng dương, găng tay tắc kè giúp leo lên tường thẳng đứng giống người nhện, cánh quạt răng cưa giống khủng long,…. là một số những bước đột phá trong công nghệ bắt nguồn từ những khả năng kỳ diệu của sinh vật trong tự nhiên.
    26/06/2020
    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Những ngày gần đây người chăn nuôi đã được đón tin vui khi giá gia cầm đang tăng trở lại.
    26/06/2020
    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Thủy sản là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt hàng tỷ USD mỗi năm, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt, gần 67% sản lượng nuôi trồng và chiếm 65% giá trị KNXK thủy sản.
    26/06/2020
    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Cua bùn (Scylla spp.) là mặt hàng hải sản được giao dịch nhiều nhất ở các nước Châu Á. Có bốn loại virut: virus WSSV, virus hoại tử cơ, reovirus và baculovirus đã được báo cáo ở cua Scylla spp.
    26/06/2020
    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
    25/06/2020
    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng

    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng "nhớ mặt" 20 năm!

    Thuộc top các loài động vật thông minh nhất hành tinh, cá heo không chỉ là một người bạn thân thiện với con người mà còn mang đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
    25/06/2020
    Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

    Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

    Vận chuyển cá là một quá trình gây stress đối với cá, đặc biệt là đối với cá giống. Để hạn chế quá trình này đồng thời không lạm dụng các loại thuốc mê gây hại cho vật nuôi. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra một loại chất thay thế thuốc mê vừa rẻ, thân thiện môi trường lại có tính hiệu quả cao.
    25/06/2020
    Zalo
    Hotline