Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

logo
EN

Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm
Ngày đăng: 30/10/2020 9139 Lượt xem

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.

    Axit béo không bão hòa đa

    Suốt thập kỷ qua, các chiết xuất thực vật đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu với ứng dụng tiềm năng để làm phụ gia thức ăn chăn nuôi thay thế. Chúng cũng được công nhận là nguồn dưỡng chất chống ôxy hóa tự nhiên rất tốt để cải thiện năng suất và sức khỏe của vật nuôi. Tuy nhiên, phụ gia thực vật thường chứa hàm lượng cao axit béo không bão hòa đa có thể dẫn đến mất cân bằng ôxy hóa ở gia cầm.

    Tannin

    Tannin là chất chuyển hóa thứ cấp được tổng hợp trong nhiều loài cây và được chia thành 2 loại. Một loại có khả năng thủy phân và một loại không có khả năng thủy hóa còn gọi là tannin cô đặc. Tannin cô đặc từ lâu đã được gắn liền với tính chất kháng dinh dưỡng khi vật nuôi được cho ăn ở nồng độ cao. Loại tannin này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa protein do có đặc tính tự nhiên là gây kết tủa protein. Do đó, sử dụng tannin cô đặc trong thời gian dài có thể làm giảm hiệu suất tăng trưởng và khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng ở những động vật dạ dày đơn. Nói cách khác, tannin thủy phân giữ vai trò tích cực hơn đối với hiệu suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe ở gia cầm. Axit tannic thủy phân được tạo ra từ chiết xuất gỗ cây có hàm lượng hợp chất polyphenolic cao hơn.

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ và hiệu suất tăng trưởng của gà thịt

    Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá giả thuyết chiết xuất gỗ cây hạt dẻ là nguồn axit tannic thủy phân có khả năng thay thế các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tiêu hóa các chất dinh dưỡng, chất lượng thịt, tình trạng chống ôxy hóa, chức năng miễn dịch và trao đổi chất béo ở gà công nghiệp.

    Trong một nghiên cứu tại Cao đẳng Khoa học và Công nghệ chăn nuôi thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh, 168 con gà lông trắng giống đực Arbor Acres một ngày tuổi (trọng lượng 46,59 ± 0,44 g) được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: nhóm khẩu phần đối chứng gồm thức ăn cơ bản (chứa khô đậu và ngô); nhóm khẩu phần cơ bản sử dụng kháng sinh 75 mg/kg chlortetracycline; và cuối cùng là nhóm ăn khẩu phần thức ăn cơ bản bổ sung chiết xuất gỗ cây hạt dẻ 1.000 mg/kg tannin hạt dẻ.

    Kết quả thử nghiệm

    Trọng lượng thân thịt: Ở giai đoạn nuôi vỗ béo, trọng lượng thân thịt của gia cầm ở nhóm ăn bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ cao hơn nhóm đối chứng. Cũng ở nhóm gà này, tăng trưởng trọng lượng trung bình hàng ngày cao hơn trong khi tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn nhóm đối chứng. Ngoài ra, tiêu hóa protein thô, trị giá pH cơ ức suốt 24 giờ cũng như trọng lượng của túi bursa phía trên hậu môn đều cao hơn so nhóm đối chứng.

    Cơ ức và cơ đùi: Khả năng chống ôxy hóa tổng số (T-AOC), các giá trị glutathione peroxidase (GSH-Px), và superoxide dismutase (SOD) ở cơ ức và cơ đùi của những con gia cầm được ăn bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ đều cao hơn so với nhóm gia cầm đối chứng hoặc nhóm sử dụng kháng sinh. Tương tự, gà thịt được ăn chiết xuất gỗ hạt dẻ đạt các giá trị T-AOC, GSH-Px và SOC trong huyết thanh cao hơn 2 nhóm còn lại.

    Cholesterol: Ngoài ra, ở nhóm gà được ăn bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ cũng ghi nhận nồng độ IgG trong huyết thanh cao hơn; tổng cholesterol, lipoprotein mật độ thấp và nồng độ urea-N thấp hơn so với 2 nhóm còn lại. Do đó, các chuyên gia đã khuyến nghị bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ cho 2 nhóm gia cầm này để cải thiện tình trạng chống ôxy hóa, chuyển hóa cholesterol, và hiệu suất tăng trưởng mà không ảnh hưởng đến chất lượng thịt thông thường của gia cầm.

     Theo Nguoichannuoi.vn - Nguồn Allaboutfeed

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline