Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

logo
EN

Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm
Ngày đăng: 30/10/2020 9137 Lượt xem

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.

    Axit béo không bão hòa đa

    Suốt thập kỷ qua, các chiết xuất thực vật đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu với ứng dụng tiềm năng để làm phụ gia thức ăn chăn nuôi thay thế. Chúng cũng được công nhận là nguồn dưỡng chất chống ôxy hóa tự nhiên rất tốt để cải thiện năng suất và sức khỏe của vật nuôi. Tuy nhiên, phụ gia thực vật thường chứa hàm lượng cao axit béo không bão hòa đa có thể dẫn đến mất cân bằng ôxy hóa ở gia cầm.

    Tannin

    Tannin là chất chuyển hóa thứ cấp được tổng hợp trong nhiều loài cây và được chia thành 2 loại. Một loại có khả năng thủy phân và một loại không có khả năng thủy hóa còn gọi là tannin cô đặc. Tannin cô đặc từ lâu đã được gắn liền với tính chất kháng dinh dưỡng khi vật nuôi được cho ăn ở nồng độ cao. Loại tannin này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa protein do có đặc tính tự nhiên là gây kết tủa protein. Do đó, sử dụng tannin cô đặc trong thời gian dài có thể làm giảm hiệu suất tăng trưởng và khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng ở những động vật dạ dày đơn. Nói cách khác, tannin thủy phân giữ vai trò tích cực hơn đối với hiệu suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe ở gia cầm. Axit tannic thủy phân được tạo ra từ chiết xuất gỗ cây có hàm lượng hợp chất polyphenolic cao hơn.

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ và hiệu suất tăng trưởng của gà thịt

    Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá giả thuyết chiết xuất gỗ cây hạt dẻ là nguồn axit tannic thủy phân có khả năng thay thế các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tiêu hóa các chất dinh dưỡng, chất lượng thịt, tình trạng chống ôxy hóa, chức năng miễn dịch và trao đổi chất béo ở gà công nghiệp.

    Trong một nghiên cứu tại Cao đẳng Khoa học và Công nghệ chăn nuôi thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh, 168 con gà lông trắng giống đực Arbor Acres một ngày tuổi (trọng lượng 46,59 ± 0,44 g) được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: nhóm khẩu phần đối chứng gồm thức ăn cơ bản (chứa khô đậu và ngô); nhóm khẩu phần cơ bản sử dụng kháng sinh 75 mg/kg chlortetracycline; và cuối cùng là nhóm ăn khẩu phần thức ăn cơ bản bổ sung chiết xuất gỗ cây hạt dẻ 1.000 mg/kg tannin hạt dẻ.

    Kết quả thử nghiệm

    Trọng lượng thân thịt: Ở giai đoạn nuôi vỗ béo, trọng lượng thân thịt của gia cầm ở nhóm ăn bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ cao hơn nhóm đối chứng. Cũng ở nhóm gà này, tăng trưởng trọng lượng trung bình hàng ngày cao hơn trong khi tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn nhóm đối chứng. Ngoài ra, tiêu hóa protein thô, trị giá pH cơ ức suốt 24 giờ cũng như trọng lượng của túi bursa phía trên hậu môn đều cao hơn so nhóm đối chứng.

    Cơ ức và cơ đùi: Khả năng chống ôxy hóa tổng số (T-AOC), các giá trị glutathione peroxidase (GSH-Px), và superoxide dismutase (SOD) ở cơ ức và cơ đùi của những con gia cầm được ăn bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ đều cao hơn so với nhóm gia cầm đối chứng hoặc nhóm sử dụng kháng sinh. Tương tự, gà thịt được ăn chiết xuất gỗ hạt dẻ đạt các giá trị T-AOC, GSH-Px và SOC trong huyết thanh cao hơn 2 nhóm còn lại.

    Cholesterol: Ngoài ra, ở nhóm gà được ăn bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ cũng ghi nhận nồng độ IgG trong huyết thanh cao hơn; tổng cholesterol, lipoprotein mật độ thấp và nồng độ urea-N thấp hơn so với 2 nhóm còn lại. Do đó, các chuyên gia đã khuyến nghị bổ sung chiết xuất gỗ hạt dẻ cho 2 nhóm gia cầm này để cải thiện tình trạng chống ôxy hóa, chuyển hóa cholesterol, và hiệu suất tăng trưởng mà không ảnh hưởng đến chất lượng thịt thông thường của gia cầm.

     Theo Nguoichannuoi.vn - Nguồn Allaboutfeed

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Việc sử dụng điện mất an toàn thời gian qua, nhất là đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.
    26/10/2020
    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Những kim loại nặng không chỉ có nguy cơ tác động đến sự tồn tại và sinh lý của các động vật, mà có thể gây đột biến gen và di truyền cho đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất của môi trường
    23/10/2020
    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    21/10/2020
    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Kể từ cuối quý 3/2020, tình hình nhập khẩu cá tra ở một số thị trường lớn đã tích cực trở lại, nhất là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Nhờ đó, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng.
    21/10/2020
    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Trong những năm gần đây, xuất hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt với độ mặn thấp (<1 ppt), đây đang là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi hiện nay. Vậy tại sao người ta lại đem loài tôm biển này nuôi với điều kiện nước ngọt?
    20/10/2020
    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.
    19/10/2020
    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ăn cá tra giả lươn ngon không kém gì như đang ngồi ăn suất cơm lươn ở trong quán Nhật. Nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra như: Pizza cá tra, cá tra tẩm bột, giò cá tra… được các em học sinh rất ưa thích, sử dụng.
    18/10/2020
    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Inulin được ứng dụng trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản với nhiều tác dụng khác nhau.
    18/10/2020
    Tôm dưới áp lực từ pH

    Tôm dưới áp lực từ pH

    Dưới áp lực của việc thay đổi giá trị pH trong một khoảng thời gian dài, tôm sẽ không thể phát triển bình thường được nữa.
    15/10/2020
    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Mô hình nuôi tôm bể tròn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao...
    14/10/2020
    Mật độ

    Mật độ "VÀNG" khi ương cá tra từ giai đoạn bột lên giống

    Nuôi cá tra thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng, với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
    13/10/2020
    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
    12/10/2020
    Zalo
    Hotline