Chủ động bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa

logo
EN

Chủ động bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa
Ngày đăng: 24/08/2020 6595 Lượt xem

    Dịch cúm gia cầm đang tái phát ở một số nơi nên người chăn nuôi ở Hậu Giang đang thực hiện các biện pháp phòng bệnh để chủ động phòng, tránh.

    Người chăn nuôi luôn chủ động áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa.

    Tiêu độc khử trùng là biện pháp rất hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh trên gia súc, gia cầm. Nắm rõ được nguyên tắc này, ngoài phương pháp truyền thống là thường xuyên rải vôi bột xử lý chuồng trại, lối ra vào, những hộ nuôi gia cầm còn chủ động nguồn hóa chất benkocid để phun khử khuẩn và rải vôi bột thường xuyên.

    Chăn nuôi gà đã nhiều năm nay và xem đây là nguồn thu thường xuyên giúp gia đình khấm khá, chị Võ Kim Xoàn, ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, rất chú trọng khâu phòng bệnh. Bí quyết chăn nuôi thành công của gia đình chị là luôn tuân thủ nghiêm khâu tiêm phòng đúng lịch - đúng liều. Không riêng bệnh cúm gia cầm, các bệnh thông thường khác cũng được tiêm ngừa tạo miễn dịch cho vật nuôi. Chị Xoàn chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi hơn 600 con gà, giống gà nòi đang được thị trường rất ưa chuộng và bán được giá. Do nuôi số lượng nhiều, vừa bán gà thịt, vừa đầu tư máy ấp trứng để bán gà con và chăn nuôi nối tiếp nhiều đợt nên gia đình hết sức cẩn thận với dịch bệnh. Ngoài chuồng trại, 5 lò ấp trứng cũng được vệ sinh kỹ phần lồng, thay trấu mới rồi sử dụng cho đợt sau”.

    Thấu hiểu rằng chăn nuôi ngày càng đối mặt nhiều rủi ro dịch bệnh, nhìn chung các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã nâng dần ý thức phòng bệnh để bảo vệ nguồn thu nhập từ đàn gà, vịt. Chị Nguyễn Thị Liên, ở ấp Vĩnh Hiếu, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cho rằng phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Trước khi bắt đầu mùa mưa, chị Liên che chắn chuồng nuôi kỹ lại. Cách chăn nuôi thành công của gia đình là tiêm phòng đủ bệnh chứ không riêng cúm gia cầm.

    “Xem đây là cái nghề để kiếm lời nên gia đình chú ý phòng bệnh cho vật nuôi. Chuyện sát trùng làm thường xuyên bằng vôi bột hoặc hóa chất. Tiêm phòng phải đủ bệnh chứ không riêng cúm gia cầm. Mấy bệnh tụ huyết trùng, dịch tả vịt cũng phải tiêm tạo miễn dịch để tránh gà, vịt nhiễm cùng lúc nhiều thứ bệnh, khó chữa. Thăm nom đàn vật nuôi hàng ngày để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường nhằm điều trị kịp thời. Phải chủ động trước khi có bệnh tấn công đàn gà, vịt”, chị Liên chia sẻ bí quyết chăn nuôi thuận lợi của gia đình.

    Như vậy, chủ động có nghĩa là áp dụng các biện pháp khi dịch chưa kịp xảy ra. Ngăn chặn mầm bệnh ngoài môi trường đồng thời với việc áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe vật nuôi, nâng cao sức chống chịu bệnh tật. Khi mầm bệnh còn ở ngoài môi trường, chúng rất dễ bị tiêu diệt bởi các tác động bên ngoài như vệ sinh, khử trùng thường xuyên. Một khi chúng xâm nhập vào cơ thể vật nuôi và gây thành bệnh thì chi phí chữa trị rất tốn kém mà hiệu quả thường không cao.

    Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, trong mùa mưa bão người dân cần chủ động tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn cho gia cầm. Xung quanh cần che chắn tránh mưa tạt gió lùa. Đảm bảo môi trường và nguồn thức ăn, nước uống sạch cho vật nuôi. Gia cầm cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói hoặc ăn những loại thức ăn tận dụng, thiếu dinh dưỡng, bị mốc, kém chất lượng. Nâng cao sức chống chịu cho vật nuôi là chủ động phòng ngừa rất có hiệu quả sự truyền nhiễm mầm bệnh. Đối với những chuồng nuôi bị ngập cục bộ, cần di dời đàn đến khu vực cao ráo. Sau khi nước rút, dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh trong và ngoài chuồng nuôi.

    Bài, Ảnh: Kỳ Anh - Nguồn Báo Hậu giang

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline