Chủ động bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa

logo
EN

Chủ động bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa
Ngày đăng: 24/08/2020 6601 Lượt xem

    Dịch cúm gia cầm đang tái phát ở một số nơi nên người chăn nuôi ở Hậu Giang đang thực hiện các biện pháp phòng bệnh để chủ động phòng, tránh.

    Người chăn nuôi luôn chủ động áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa.

    Tiêu độc khử trùng là biện pháp rất hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh trên gia súc, gia cầm. Nắm rõ được nguyên tắc này, ngoài phương pháp truyền thống là thường xuyên rải vôi bột xử lý chuồng trại, lối ra vào, những hộ nuôi gia cầm còn chủ động nguồn hóa chất benkocid để phun khử khuẩn và rải vôi bột thường xuyên.

    Chăn nuôi gà đã nhiều năm nay và xem đây là nguồn thu thường xuyên giúp gia đình khấm khá, chị Võ Kim Xoàn, ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, rất chú trọng khâu phòng bệnh. Bí quyết chăn nuôi thành công của gia đình chị là luôn tuân thủ nghiêm khâu tiêm phòng đúng lịch - đúng liều. Không riêng bệnh cúm gia cầm, các bệnh thông thường khác cũng được tiêm ngừa tạo miễn dịch cho vật nuôi. Chị Xoàn chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi hơn 600 con gà, giống gà nòi đang được thị trường rất ưa chuộng và bán được giá. Do nuôi số lượng nhiều, vừa bán gà thịt, vừa đầu tư máy ấp trứng để bán gà con và chăn nuôi nối tiếp nhiều đợt nên gia đình hết sức cẩn thận với dịch bệnh. Ngoài chuồng trại, 5 lò ấp trứng cũng được vệ sinh kỹ phần lồng, thay trấu mới rồi sử dụng cho đợt sau”.

    Thấu hiểu rằng chăn nuôi ngày càng đối mặt nhiều rủi ro dịch bệnh, nhìn chung các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã nâng dần ý thức phòng bệnh để bảo vệ nguồn thu nhập từ đàn gà, vịt. Chị Nguyễn Thị Liên, ở ấp Vĩnh Hiếu, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cho rằng phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Trước khi bắt đầu mùa mưa, chị Liên che chắn chuồng nuôi kỹ lại. Cách chăn nuôi thành công của gia đình là tiêm phòng đủ bệnh chứ không riêng cúm gia cầm.

    “Xem đây là cái nghề để kiếm lời nên gia đình chú ý phòng bệnh cho vật nuôi. Chuyện sát trùng làm thường xuyên bằng vôi bột hoặc hóa chất. Tiêm phòng phải đủ bệnh chứ không riêng cúm gia cầm. Mấy bệnh tụ huyết trùng, dịch tả vịt cũng phải tiêm tạo miễn dịch để tránh gà, vịt nhiễm cùng lúc nhiều thứ bệnh, khó chữa. Thăm nom đàn vật nuôi hàng ngày để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường nhằm điều trị kịp thời. Phải chủ động trước khi có bệnh tấn công đàn gà, vịt”, chị Liên chia sẻ bí quyết chăn nuôi thuận lợi của gia đình.

    Như vậy, chủ động có nghĩa là áp dụng các biện pháp khi dịch chưa kịp xảy ra. Ngăn chặn mầm bệnh ngoài môi trường đồng thời với việc áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe vật nuôi, nâng cao sức chống chịu bệnh tật. Khi mầm bệnh còn ở ngoài môi trường, chúng rất dễ bị tiêu diệt bởi các tác động bên ngoài như vệ sinh, khử trùng thường xuyên. Một khi chúng xâm nhập vào cơ thể vật nuôi và gây thành bệnh thì chi phí chữa trị rất tốn kém mà hiệu quả thường không cao.

    Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, trong mùa mưa bão người dân cần chủ động tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn cho gia cầm. Xung quanh cần che chắn tránh mưa tạt gió lùa. Đảm bảo môi trường và nguồn thức ăn, nước uống sạch cho vật nuôi. Gia cầm cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói hoặc ăn những loại thức ăn tận dụng, thiếu dinh dưỡng, bị mốc, kém chất lượng. Nâng cao sức chống chịu cho vật nuôi là chủ động phòng ngừa rất có hiệu quả sự truyền nhiễm mầm bệnh. Đối với những chuồng nuôi bị ngập cục bộ, cần di dời đàn đến khu vực cao ráo. Sau khi nước rút, dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh trong và ngoài chuồng nuôi.

    Bài, Ảnh: Kỳ Anh - Nguồn Báo Hậu giang

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ.
    28/10/2020
    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Việc sử dụng điện mất an toàn thời gian qua, nhất là đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.
    26/10/2020
    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Những kim loại nặng không chỉ có nguy cơ tác động đến sự tồn tại và sinh lý của các động vật, mà có thể gây đột biến gen và di truyền cho đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất của môi trường
    23/10/2020
    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    21/10/2020
    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Kể từ cuối quý 3/2020, tình hình nhập khẩu cá tra ở một số thị trường lớn đã tích cực trở lại, nhất là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Nhờ đó, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng.
    21/10/2020
    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Trong những năm gần đây, xuất hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt với độ mặn thấp (<1 ppt), đây đang là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi hiện nay. Vậy tại sao người ta lại đem loài tôm biển này nuôi với điều kiện nước ngọt?
    20/10/2020
    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.
    19/10/2020
    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ăn cá tra giả lươn ngon không kém gì như đang ngồi ăn suất cơm lươn ở trong quán Nhật. Nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra như: Pizza cá tra, cá tra tẩm bột, giò cá tra… được các em học sinh rất ưa thích, sử dụng.
    18/10/2020
    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Inulin được ứng dụng trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản với nhiều tác dụng khác nhau.
    18/10/2020
    Tôm dưới áp lực từ pH

    Tôm dưới áp lực từ pH

    Dưới áp lực của việc thay đổi giá trị pH trong một khoảng thời gian dài, tôm sẽ không thể phát triển bình thường được nữa.
    15/10/2020
    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Mô hình nuôi tôm bể tròn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao...
    14/10/2020
    Mật độ

    Mật độ "VÀNG" khi ương cá tra từ giai đoạn bột lên giống

    Nuôi cá tra thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng, với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
    13/10/2020
    Zalo
    Hotline