Chuyện giấc mơ tôm miền Tây

logo
EN

Chuyện giấc mơ tôm miền Tây
Ngày đăng: 19/08/2020 7593 Lượt xem

    Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng trung tâm công nghiệp tôm của cả nước.

    Thời gian qua, Bạc Liêu đã đầu tư trên 70% hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2 với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mục tiêu là đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD trước năm 2025. Đây là bước đi góp phần hiện thực hóa ý tưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu tại hội nghị "Phát triển ngành tôm Việt Nam" đầu năm 2017 tại tỉnh Cà Mau: Đưa con tôm Việt xuất ngoại, mang về 10 tỉ USD mỗi năm.

    Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre là 5 tỉnh ĐBSCL nhiều năm liền đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi, cung cấp khoảng 70% sản lượng và giá trị xuất khẩu. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm ĐBSCL đã tạo ra kỳ tích. Con tôm không chỉ là sản phẩm chủ lực của vùng này mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia.

    Bảy tháng đầu năm nay, trong khi tất cả ngành nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 thì xuất khẩu tôm và xuất khẩu gạo vẫn là điểm sáng đáng ghi nhận - là 1 trong 6 nhóm, mặt hàng xuất khẩu của cả nước đạt trên 1 tỉ USD. Bất chấp khó khăn, xuất khẩu tôm tăng mạnh, đạt gần 2 tỉ USD, tăng 12,1% so cùng kỳ.

    Thế mạnh về điều kiện tự nhiên vùng nuôi, năng lực chế biến và xuất khẩu tôm đã được nhận diện. Thế nhưng, để thật sự trở thành một "công xưởng nuôi tôm thế giới", ngành tôm còn phải làm nhiều việc. Phía sau thành tích và vùng sáng đó là những mảng tối.

    "Kiểm đếm" những lúc khó khăn, vùng này có đến 70% doanh nghiệp thủy sản ngừng hay đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất. Thương hiệu tôm chưa được quan tâm đầu tư; chưa kể tình trạng một số người làm ăn chụp giật, "tham bát bỏ mâm", bơm tạp chất vào tôm, đánh mất hình ảnh và giá trị của con tôm Việt. Mấy mươi năm vượt biên giới quốc gia, con tôm cũng chỉ đơn điệu với sản phẩm đông lạnh, trong khi dư địa phát triển còn nhiều nếu được đầu tư vốn, công nghệ chế biến sâu. Các "mỏ vàng" từ phụ phẩm (đầu tôm, vỏ tôm) được nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới như thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh như chitosan dùng trong ngành công nghiệp hay chitosan cao cấp trong ngành y tế, giá bán có thể lên đến 500 USD, gấp 500 - 600 lần giá trị hiện nay. Ngay cả bùn nuôi vuông tôm cũng mở ra dư địa phát triển ngành công nghiệp phân bón hữu cơ dùng cho các sản phẩm nông nghiệp sạch, organic và góp phần giảm tải xử lý, ô nhiễm môi trường, mang lại lợi ích kép.

    Mục tiêu trở thành vùng sinh thái nuôi tôm hay "công xưởng nuôi tôm thế giới", xuất khẩu tôm 10 tỉ USD vào năm 2025 tưởng như xa vời khi kim ngạch xuất khẩu tôm hiện tại mới đạt 3,4 tỉ USD.

    Để đạt được "giấc mơ tôm", cần cách nghĩ, cách làm khác hơn. Khoa học - công nghệ là phương tiện nhưng rất cần sự tiếp cận đa ngành, sự phối hợp hành động liên ngành và một quyết tâm mạnh mẽ. Phải liên kết vùng, thương hiệu hóa và luật hóa "sân chơi" nội địa lẫn quốc tế để các doanh nghiệp ngành tôm ứng xử đúng, liên kết lại "làm sạch con tôm" và đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Một trung tâm công nghiệp tôm của cả nước ở Bạc Liêu là bước đi cần thiết nhưng để đến được đích như kỳ vọng thì còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

    TS Trần Hữu Hiệp - Người Lao Động
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nguyên nhân
    03/11/2020
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline