Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

logo
EN

Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải
Ngày đăng: 07/12/2020 9758 Lượt xem

    Công nghệ chăn nuôi heo tiết kiệm nước trên mô hình chuồng sàn đã cho thấy nhiều ưu điểm như tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và phòng tránh dịch bệnh.

    Quy trình công nghệ

    Loại hình chuồng trại: Chuồng sàn bằng tấm đan và là chuồng hở, hoặc chuồng kín, chuồng kín sẽ phù hợp hơn do không phải chống nóng trong mùa hè. Quy mô chăn nuôi từ 50 - 300 heo thịt. Tỷ lệ % diện tích tấm sàn trên nền chuồng: chuồng được thiết kế với tỷ lệ là 70% và 100% diện tích sàn bằng tấm đan.

    Thiết kế, xây dựng chuồng sàn tấm đan: Sàn chuồng là các tấm đan (bê tông cốt thép) có khe thoáng để thoát chất thải, được ghép lại với nhau. Kích thước của tấm đan: dài x rộng x dày là 110cm x 55cm x 7cm. Độ rộng của khe thoáng là 2cm và tấm đan được thiết kế sao cho tổng diện tích các khe thoáng chiếm khoảng 20% tổng diện tích của tấm đan.

    Mô hình nuôi heo trên chuồng sàn không xả thải, ngừa dịch bệnh - Nguồn: Anovafeed

    Bể thu chất thải (bố trí phía dưới tấm đan): Được chia thành một số khoang để có thể tháo chất thải riêng rẽ tùy theo lượng chất thải chứa ở từng ô bể thông thường chiều sâu của bể từ 75 - 75cm. Tường ngăn giữa các bể chứa phân đồng thời cũng là điểm để gác các tấm đan lên. Đáy hầm chứa phân có các cửa xả phân thông với hệ thống ống thoát phân dẫn ra bể chứa chất thải bên ngoài chuồng.

    Bát uống tiết kiệm nước: Được dùng để cung cấp nước uống cho heo có đường kính 17cm và chiều sâu của bát uống là 0,8cm. Độ cao của bát uống được thay đổi theo tuổi của vật nuôi.

    Ủ chất thải làm phân bón hữu cơ: Công nghệ này sử dụng toàn bộ chất thải chăn nuôi heo từ chuồng sàn tấm đan cùng với than bùn, mùn cưa, phụ phẩm công nông nghiệp để ủ compost thành phần hữu cơ truyền thống dạng rắn. 

    Ưu điểm

    Tính mới của công nghệ: Đây là công nghệ hoàn toàn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam trước đây;

    Tính sáng tạo: Thiết kế chuồng nuôi công nghệ mới cho phép tận dụng tối đa hạ tầng chuồng nuôi kiểu cũ: nền chuồng cũ sẽ là đáy hầm chứa dung dịch chất thải, tường ngăn làm thành hầm chứa chất thải; hệ thống ống cấp nước uống và ống thoát chất thải được giữ nguyên, chỉ thay đổi các núm uống bằng bát uống; mái và cột chuồng cũ được giữ nguyên; hệ thống làm mát và thông gió không thay đổi.

    Tính kinh tế: Heo nuôi trên chuồng công nghệ mới phát triển tốt hơn, tăng trọng nhanh hơn, ít bị bệnh hơn; tiết kiệm thời gian lao động, đặc biệt khâu lao động nặng nhọc nhất là rửa dọn chuồng hàng ngày không còn; lượng nước sử dụng trong chăn nuôi chỉ bằng 10 - 15% so với công nghệ cũ, điều đó cũng có nghĩa là lượng dung dịch chất thải chỉ bằng khoảng 10 - 15% so với công nghệ hiện hành, chi phí xử lý chất thải, xử lý môi trường cũng sẽ giảm tương ứng; sức đề kháng của heo với dịch bệnh được tăng cường đáng kể.

    Giảm thiểu tác động môi trường: Chất thải chăn nuôi được thu và xử lý toàn bộ để tạo thành nguồn phân bón hữu cơ truyền thống, nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hoàn toàn không có chất thải xả ra môi trường.

    Tính cạnh tranh: Do thiết kế tận dụng được hạ tầng chuồng cũ nên chi phí không cao, các hộ/chủ trang trại chăn nuôi với điều kiện kinh tế bình thường cũng có thể áp dụng. Thời gian sửa chữa, cải tạo chuồng nuôi ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất của các hộ/chủ trang trại chăn nuôi.

    Tính ổn định: Mô hình đã qua 2 lứa nuôi (trong điều kiện thí nghiệm) và thêm 2 lứa nuôi trong điều kiện sản xuất bình thường) đều cho kết quả tốt. Thời gian sử dụng chuồng nuôi cải tiến có thể lên tới trên 20 năm.

     

    >> Hiện nay, Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải ra môi trường đã được nhân rộng trên nhiều địa bàn trong cả nước trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Phú Thọ… Với mức kinh phí đầu tư ban đầu hết sức hợp lý, phương án thi công tối ưu, áp dụng công nghệ cao thì đây được xem là bài toán kinh tế bền vững cho cộng đồng chăn nuôi heo thịt nước ta.

     

    Theo Hoàng Ngân - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản
    24/09/2020
    Zalo
    Hotline