Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

logo
EN

Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy
Ngày đăng: 04/05/2021 6004 Lượt xem

    Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 tăng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

    Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn cho việc tiêu thụ các mặt hàng thủy hải sản. Ảnh: Minh họa.

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.

    Tại Hội nghị giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới diễn ra ngày 26/4, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5%.

    Trong đó, sản lượng cá tra đạt 1,56 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu). Sản lượng tôm nước lợ đạt 950.000 tấn, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD (chiếm 44%).

    Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1,3 triệu ha. Sản lượng nuôi đạt 4,56 triệu tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 900.000 tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020, cá tra 1.560.000 tấn, nuôi biển 600.000 tấn, còn lại là các đối tượng nuôi khác.

    Theo đại diện Tổng cục Thủy sản, dịch Covid-19 kéo dài khiến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bị gián đoạn, những quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa, vận tải biển bị ngưng trệ, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng. Một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.

    “Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức ăn tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm; diễn biến thời tiết phức tạp, thất thường, hạn mặn khốc liệt, kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long làm cho thủy sản dễ bị bệnh, tỷ lệ hao hụt lớn, ảnh hưởng sản xuất nuôi trồng thủy sản”, ông Luân nói.

    Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá nước lạnh, tôm hùm, ốc hương, cá song cũng giảm, do các đối tượng này chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong các nhà hàng.

    Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 tăng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Ảnh: Phạm Ngôn.

    Tổng cục Thủy sản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với các nước cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi để có nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn để ổn định sản xuất.

    Đề xuất Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các viện nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm giải pháp công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ động sản xuất.

    Trong khi đó, nhấn mạnh các địa phương quan tâm phát triển các mô hình liên kết chuỗi để giảm trung gian, giảm giá thành sản xuất. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất, lưu thông giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, trục lợi, ép giá, tung tin thất thiệt (nếu có).

    Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp cần tích cực tham gia phát triển các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tiếp cận thị trường, giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay.

    Chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định cần có giải pháp kịp thời, quyết liệt để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của ngành thủy sản năm 2021.

    Cụ thể năm 2021, Tổng cục Thủy sản đặt kế hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ổn định 1,3 triệu ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 450.000 ha, diện tích nuôi mặn, lợ 850.000 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,75 triệu tấn (bằng 104,2% năm 2020), trong đó sản lượng cá tra 1,55 triệu tấn, sản lượng tôm các loại 980.000 tấn và sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi khác như rô phi, cá biển.

    Tép Bạc - Theo Tuấn Hùng Zingnews

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.
    05/09/2020
    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Cả đường ruột và gan tụy, hai cơ quan quan trọng nhất của tôm đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc thì chẳng khác nào là ao tôm nuôi đã “lâm vào đường cùng”. Do đó, cần làm tốt công tác giữ sạch môi tường nuôi, nuôi tôm một cách an toàn bền vững, diệt khuẩn, thay nước thường xuyên để ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh trong ao. Đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tôm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch sẽ giúp tôm mạnh mẽ mà “đương đầu” với những dịch bệnh nguy hiểm.
    05/09/2020
    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Với kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí, mô hình nuôi ruồi lính đen được đánh giá có lợi ích thiết thực cho môi trường, đảm bảo an toàn với vật nuôi và sức khỏe con người. Nhận thấy được những ưu điểm này, anh Lê Phước Sang - chủ hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã triển khai mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi trang trại, tạo thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường...
    03/09/2020
    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi lồng bè do hệ thống sông ngòi phong phú, mấy năm nay, tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt thế mạnh. Thủy sản trở thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh.
    03/09/2020
    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Để đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản
    01/09/2020
    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Hiện nay đang là thời điểm người dân vùng lũ ở ĐBSCL tất bật chuẩn bị mua cá giống để thả trong ao hoặc chân ruộng lúa đón lũ. Nhu cầu cá nước ngọt luôn rất cao, người dân liên tục mở rộng diện tích nuôi, vì thế mà các loại cá giống đều rất hút hàng.
    31/08/2020
    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Trong chăn nuôi thì thức ăn đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Chăn nuôi thành công, ngoài con giống tốt, chuồng trại phù hợp, điều kiện dịch vụ chăn nuôi – thú y và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, cần có nguồn thức ăn đầy đủ cân bằng và kỹ thuật nuôi dưỡng tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn tồn tại ở nhiều dạng như viên, bột hoặc trang trại tự phối trộn và nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau dựa trên loại vật nuôi, giai đoạn vật nuôi và mục đích sử dụng khi chăn nuôi.
    31/08/2020
    Hạn chế stress trên tôm

    Hạn chế stress trên tôm

    Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
    28/08/2020
    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    Khí độc H2S từ lâu đã được xem như một “sát thủ”, có mối liên hệ mật thiết với DO và pH trong ao tôm.
    26/08/2020
     Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Với ao nuôi cá tra đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ, mỗi vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 2.677 tấn bùn ướt và 77.930 m3 nước thải. Lượng chất thải này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước, mà còn phát sinh dịch bệnh, từ đó làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra. Vậy đâu là giải pháp cho thực trạng trên?
    25/08/2020

    24/08/2020
    Giá tôm hùm tụt thê thảm, thương lái chỉ mua theo kiểu

    Giá tôm hùm tụt thê thảm, thương lái chỉ mua theo kiểu "cân xô"

    Thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây lỗ nặng do giá giảm sâu.
    24/08/2020
    Zalo
    Hotline