Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

logo
EN

Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất
Ngày đăng: 13/07/2020 15414 Lượt xem

    Gregarine, ký sinh trùng đường ruột có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào suốt chu kỳ nuôi tôm. Gregarine làm tôm kém ăn, lớn chậm và FCR cao và nhiễm khuẩn thứ cấp như Vibrio spp.

    Tôm nuôi trong ao đất là mô hình nuôi phổ biến nhất trong ngành nuôi tôm công nghiệp nhưng lại luôn đối diện nguy cơ nhiễm ký sinh trùng grearine qua những vật trung gian sống như hến, quản lý đáy ao kém, tỷ lệ cho ăn cao hoặc chất lượng thức ăn thấp.

    Để tránh ký sinh trùng, người nuôi đã biết sử dụng các phụ gia thức ăn để hỗ trợ tăng trưởng và sức khỏe của tôm; trong số này có tinh dầu. Những lợi ích của tinh dầu đều được công nhận trong ngành y với con người và cả vật nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm. Tinh dầu kinh giới oregano có đặc tính kháng khuẩn và ký sinh trùng. Tuy nhiên, hiệu lực của phụ gia này lại phụ thuộc thành phần hóa học vốn bị chi phối bởi nguồn gốc, loài kinh giới, giai đoạn phát triển và phương pháp chế biến. Điều quan trọng, chất lượng của tinh dầu phải luôn nhất quán để đạt hiệu quả ổn định ở liều dùng khuyến nghị.

    Tinh dầu kinh giới oregano có đặc tính kháng khuẩn và ký sinh trùng Ảnh: CTV

    Hàm lượng hóa chất thực vật trong tinh dầu kinh giới được xác định sau mỗi công đoạn sản xuất để đảm bảo chứa các thành phần đạt tiêu chuẩn nhất quán. Dầu kinh giới oregano có thể được sử dụng trong chăn nuôi tất cả các loài thủy sản và gia súc, gia cầm ở hệ thống nuôi truyền thống cũng như hữu cơ.

    Trong một cơ sở nuôi tôm công nghiệp ở Ecuador gặp phải tình trạng nhiễm ký sinh trùng gregarine thường xuyên, chủ trại nuôi tôm tại đây đã thử nghiệm sản phẩm Dosto Concentrate 500 để kiểm soát lây nhiễm ký sinh trùng. Dosto Concentrate 500 chứa 50% dầu kinh giới từ một loài phụ của họ kinh giới tây Oregano (Origanum vulgare var.hurtum). Sau khi thu hoạch, tinh dầu kinh giới oregano được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước.

    Thử nghiệm trên 3 ao nuôi chứa tôm nhiễm ký sinh trùng được chẩn đoán bằng phương pháp phân tích Wet Mount. Lượng ký sinh trùng gregarine trong đường ruột của tôm được đo lại bằng cân chuyên dụng để xác định được số lượng các cá thể gregarine trong hệ tiêu hóa của tôm.

    Hiệu quả của Dosto Oregano được đánh giá bằng cách so sánh lượng ký sinh trùng trước và sau khi sử dụng sản phẩm Dosto Concentrate 500 liều dùng 200 g/tấn thức ăn suốt 5 ngày.

    Kết quả cho thấy, trước khi sử dụng Dosto Concentrate 500 trong thức ăn của tôm ở cả 3 ao nói trên, mức độ nhiễm ký sinh trùng là 2 và 3 ở ruột giữa và 3 ở ruột sau. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở ruột tôm là mức 3 (hơn 20 gregarine). Sau 5 ngày cho tôm ăn Dosto Concentrate 500 thì hiện tượng tăng nhiễm vi khuẩn đã giảm xuống mức an toàn.

    Dosto Concentrate 500 là công cụ hiệu quả để kiểm soát gregarine trong hệ thống nuôi tôm. Nguồn gốc tự nhiên và thành phần được tiêu chuẩn hóa, dầu kinh giới Dosto Oregano có đặc tính kháng ký sinh trùng, đặc biệt là gregarine. Thời gian sử dụng chỉ cần 5 ngày là đủ để phát huy tác dụng làm giảm hiện tượng tăng nhiễm ký sinh trùng xuống mức độ an toàn. Để tránh hiện tượng ký sinh trùng tái nhiễm và tái hoạt động trở lại, khuyến nghị cho tôm ăn Dosto Concentrate 500 liên tục.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam - Theo Dostofarm

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Chia nhỏ số lần cho ăn ra cộng với việc điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý sẽ cải thiện chất lượng tôm thẻ nuôi thương phẩm.
    17/07/2020
    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa) ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm. Chúng xuất hiện ở giai đoạn từ 40-50 ngày sau khi thả giống và xuất hiện với tỷ lệ cao hơn đối với ao nuôi có mật độ cao, lượng hữu cơ trong ao quá nhiều và thời tiết nắng nóng kéo dài.
    14/07/2020
     COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    Gần đây, bức tranh thời hậu COVID-19 đang được Chính phủ, nhiều chuyên gia quan tâm, trong đó có việc tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá tác động của đại dịch này tới các hoạt động kinh tế.
    14/07/2020
    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.
    13/07/2020
    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản, vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi.
    10/07/2020
    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Các nhà khoa học Bangladesh lần đầu tiên tìm ra chiết xuất tốt nhất của loài thảo mộc có thể ức chế vi khuẩn E. faecalis. Vi khuẩn đã được báo cáo là tác nhân gây chết hàng loạt một số loài cá ở các quốc gia khác nhau.
    08/07/2020
    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Trong khi đó, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.
    07/07/2020
    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi và vị khó chịu tích tụ trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn, giúp tăng chất lượng thịt cá.
    02/07/2020

    01/07/2020
    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    WSSV là vi-rút có khả năng gây chết rất nghiêm trọng ở những loài tôm biển nhất là tôm thẻ, là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại chính cho nghề nuôi tôm.
    01/07/2020
    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.
    01/07/2020
    Zalo
    Hotline