Dễ như nuôi gà sao

logo
EN

Dễ như nuôi gà sao
Ngày đăng: 19/06/2020 9377 Lượt xem

    Gần đây, gà sao đang được nhiều nông dân ở ĐBSCL chọn nuôi vì chúng ít bệnh, dễ chăm sóc. Hiện giá bán gà sao từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, thương lái vào tận chuồng thu mua. Sau khi trừ hết các khoản chi chí người nuôi lời từ 30.000 - 40.000 đồng/con.

    Theo những nông dân tại miền Tây, gà sao có nguồn gốc từ gà rừng, có sức đề kháng mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại ĐBSCL, đầu ra luôn ổn định.

    Chị Thái Kim Vân (ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) là một trong những người tiên phong nuôi gà sao ở địa phương với diện tích trang trại khoảng 1.000m2, quy mô hơn 4.000 con.

    Gà sao được chị nuôi trên đệm lót sinh học nhờ đó gà rất khỏe, ít bệnh, lớn nhanh, tỷ lệ xuất chuồng đạt trên 85%/lứa nuôi và người nuôi lại nhẹ công chăm sóc.

    Thức ăn cho gà sao chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Một ngày cho gà ăn 3 cữ, sáng, trưa và chiều. Đặc biệt, phải thường xuyên thay nước uống, nên cho gà uống nước diệt khuẩn. Cần chú ý ở khâu tiêm phòng vắcxin theo định kỳ.

    Theo kinh nghiệm của những người nuôi gà sao, còn nhỏ gà rất sợ bóng tối nên những lúc mất điện chúng thường đứng, nằm chồng lên nhau đến khi có điện mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy, người chăn nuôi cần hết sức chú ý những đặc điểm này. Khu nuôi gà cần rộng, đủ độ khuếch tán để giảm tiếng ồn, mật độ thả không quá dày để gà có đủ khoảng không vận động.

    Chuồng nuôi thường được chia thành nhiều ô có rào lưới B40 xung quanh và trên nóc chuồng để gà không bay ra. Bình quân một chuồng khoảng 60m2 thả 300 con. Ngoài ra, chia ô giúp người nuôi xoay vòng để có thể thả nuôi gà quanh năm.

    Bình quân mỗi lứa nuôi khoảng 4 tháng, gà đạt trọng lượng từ 1,3 - 1,4 kg/con. Hiện giá bán từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, thương lái vào tận chuồng thu mua. Sau khi trừ hết các khoản chi chí người nuôi lời từ 30.000 – 40.000 đồng/con.

    Bình Nguyên

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline