Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

logo
EN

Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường
Ngày đăng: 23/10/2020 12783 Lượt xem

    Mật rỉ đường.

    Mật rỉ đường.

    Điều kiện tối ưu khi lên men acid lactic từ rỉ đường bởi vi khuẩn Lactobacillus.

    Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng vi sinh vật trong phòng bệnh, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và bảo quản thực phẩm. Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.

    Vi khuẩn lactic đóng vai trò quan trọng và được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp nuôi trồng thủy sản như là chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn và sử dụng xử lí môi trường. Vi khuẩn lactic gồm các chi Lactococcus, Leuconostoc, Bifidobacterium, Carnobacterium, Sporolactobacillus.

    Vi khuẩn lactic có hoạt tính kháng khuẩn diện rộng do có khả năng sản xuất ra các chất ức chế: như một số acid hữu cơ, hydrogen peroxide, diacetyl, các chất có khối lượng phân tử thấp và bacteriocin là chất có khả năng ức chế cả vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram (-) và khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường. Hơn nữa, trong quá trình lên men, vi khuẩn lactic còn sinh ra acid hữu cơ, ức chế vi khuẩn gây bệnh bằng cách tác động lên tế bào chất của vi khuẩn, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của màng tế bào.

    Rỉ đường, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất và tinh sạch đường mía, có tồn dư dinh dưỡng cao. Việc tận dụng nguồn rỉ đường làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn lactic có tiềm năng góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và phục vụ phát triển bền vững. 

    Nghiên cứu lên men lactic acid từ nguyên liệu rỉ đường bằng cách sử dụng 3 chủng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum và Lactobacillus fermentum. Rỉ đường được xử lý với acid sulfuric, bổ sung vi khuẩn đã được tăng sinh đến mật độ 1010 CFU/mL và lên men lactic acid ở điều kiện khác nhau (tỷ lệ rỉ đường, pH, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ vi khuẩn bổ sung). 

    Ba chủng Lactobacillus khảo sát (Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum và Lactobacillus fermentum) đều có khả năng lên men tạo lactic acid từ nguyên liệu rỉ đường. Điều kiện thích hợp cho lên men lactic acid từ rỉ đường là tỷ lệ rỉ đường 15% (v/v)(*), pH môi trường 6,0, nhiệt độ lên men 370C, thời gian ủ 30 giờ, tỷ lệ vi khuẩn bổ sung 10% (v/v), mật số chủng 108 CFU/mL, trong đó chủng Lactobacillus acidophilus có khả năng lên men lactic acid cao nhất, tạo 16,7g/L acid lactic. 

    Hàm lượng lactic acid tạo thành từ cả 3 chủng vi khuẩn có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ rỉ đường từ 5-15% (v/v) và đạt cao nhất ở tỷ lệ rỉ đường 15% (v/v) sau đó có giảm nhẹ ở tỷ lệ 20% (v/v). Điều này có thể giải thích là ở tỷ lệ mật rỉ 20% do nồng độ đường quá cao làm hoạt độ nước giảm gây ức chế hoạt động của vi khuẩn làm giảm khả năng chuyển hóa acid lactic. Tỷ lệ rỉ đường 15% (v/v) có hàm lượng đường glucose tương ứng là 6,1%. 

    Ở giá trị pH 6,0 lactic acid tạo thành là cao nhất ở cả 3 chủng, L. acidophilus đạt 15,48 g/L, L. fermentum đạt 14,4 g/L và L. plantarum đạt 12,6 g/L.

    Nhiệt độ lên men thích hợp cho 3 chủng Lactobacillus trong khoảng từ 35-40oC, trong đó ở nhiệt độ ủ 37oC, quá trình lên men chuyển hóa acid là tốt nhất.

    Thời gian lên men càng dài thì lượng acid thu được càng cao, từ 30 giờ trở đi lượng acid tạo thành không tăng thêm nên lựa chọn dừng quá trình lên men ở 30 giờ để tiết kiệm chi phí.

    Kết quả của đề tài là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm cải thiện hiệu suất lên men acid lactic, tăng khả năng sản xuất lactic acid từ nguyên liệu rỉ đường sử dụng vi khuẩn Lactobacillus ở quy mô công nghiệp. Nghiên cứu cũng cung cấp thông tin cơ sở tạo điều kiện tối ưu cho vi khuẩn lactic sản sinh các hợp chất kháng khuẩn có hoạt tính cao nhất phát triển đối kháng mạnh với vi khuẩn gây bệnh. 

    (*) v/v: Phần trăm thể tích - thể tích hay %  biểu thị thể tích của chất tan theo mL trong 100 mL dung dịch kết quả, thường dùng nhất khi pha 2 dung dịch lỏng.

    Theo Khảo sát điều kiện lên men lactic acid từ rỉ đường bởi vi khuẩn Lactobacillus của Lê Thị Thanh Tâm và Ngô Thị Kim Hà.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Lũ không đáng sợ như ta nghĩ, với người miệt Cửu Long lũ là cơ ngơi, sinh kế và là văn hóa ngàn đời.
    10/08/2020
    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Sau khi 25% thuế quan được loại bỏ đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ, NK cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng.
    09/08/2020
    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Dù gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, song xuất khẩu tôm vẫn giữ được sự tăng trưởng, đem về 2 tỷ USD. Điều đặc biệt, con tôm Việt Nam đang cực kỳ đắt khách trên đất Mỹ.
    09/08/2020
    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Trong thời điểm khó khăn hiện nay việc liên kết, tiêu thụ cá tra trong nước và xuất khẩu là vấn đề được quan tâm ở nhiều doanh nghiệp chế biến và người nuôi.
    09/08/2020
    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona và các biện pháp chống dịch toàn cầu đang đe dọa đến ngành thủy sản, khi Trung Quốc luôn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới.
    07/08/2020
    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.
    06/08/2020
    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.
    05/08/2020
    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Nhiều biện pháp dinh dưỡng đã được sử dụng nhằm giảm tác động của stress nhiệt đến cơ thể gia cầm trong những ngày nắng nóng
    04/08/2020
    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Quần thể vi khuẩn có thể được thay đổi tốt hơn bằng cách bổ sung các thành phần nhất định vào khẩu phần ăn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool ở Anh cho biết
    04/08/2020
    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn không bùn, nuôi cá lóc trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất Gia Viễn, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
    04/08/2020
    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi.
    03/08/2020
    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Để xử lý nguồn chất thải từ nuôi tôm cá thâm canh các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp để xử lý nhằm làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
    30/07/2020
    Zalo
    Hotline