Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

logo
EN

Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày đăng: 25/08/2020 14627 Lượt xem

    Với ao nuôi cá tra đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ, mỗi vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 2.677 tấn bùn ướt và 77.930 m3 nước thải. Lượng chất thải này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước, mà còn phát sinh dịch bệnh, từ đó làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra. Vậy đâu là giải pháp cho thực trạng trên?

    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) năm 2019, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm khoảng 11,4% so với năm 2018, nhưng vẫn đạt khoảng 2 tỷ USD. Như vậy, sự phát triển của nghề nuôi cá tra đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung.

    Tuy nhiên, việc nuôi cá tra với mật độ cao (40 - 50 con/m2), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cũng đã gây ra không ít các vấn đề về môi trường, dịch bệnh. Các nghiên cứu của Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ) đã chỉ ra: với ao nuôi đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ, mỗi vụ nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 2.677 tấn bùn ướt (tương đương 937 tấn bùn khô) và 77.930 m3 nước thải. Lượng chất thải này khi không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước, phát sinh dịch bệnh, từ đó làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra.

    Quá trình tích lũy và thải chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra cho thấy, khi cho cá ăn 100% lượng thức ăn công nghiệp thì lượng vật chất dinh dưỡng mà cá tích lũy được trong cơ thịt chỉ chiếm khoảng 37,5%. Trong đó, vật chất khô: nitơ, phốt pho tích lũy trong cá lần lượt là 32,6%; 42,7%; 29,8%. Phần còn lại, vật chất khô thải ra môi trường chiếm đến 67,4% (5% trong nước, 45,63% trong bùn đáy và 16,74% mất đi do bay hơi hoặc thẩm thấu). Điều này đã dẫn đến sự tích lũy hàm lượng dinh dưỡng trong bùn tăng cao, hàm lượng hữu cơ chiếm khoảng 10,5 - 11,7%, TN (đạm tổng số) chiếm khoảng 0,5% và TP (lân tổng số) chiếm khoảng 0,22%.

    Từ năm 2013 - 2017, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC - thuộc BK Holding - Đại học Bách Khoa Hà Nội) đã cùng WWF-VN, WWF-Áo và VASEP thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam - SUPA” do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm nâng cao giá trị, giảm giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững cá tra Việt Nam. Theo đó, việc nghiên cứu thử nghiệm đưa enzyme Phytase vào trong thức ăn của cá tra nuôi tại trang trại thuộc Trường Đại học Cần Thơ đã mang lại hiệu quả rất tích cực.

    Kết quả của thí nghiệm cho thấy việc bổ sung Phytase vào thức ăn đã cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá tra. Sau 2 tháng nuôi, cá tra ở ao bổ sung Phytase 1500 UI/kg vào thức ăn đạt khối lượng trung bình 41,1 ± 1,31 g/con và có tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) là 1,68 ± 0,03 (%/ngày). Trong khi ở ao dùng thức ăn không bổ sung Phytase kết quả chỉ là 22,12 ± 1,67 (g) và 1,39 ± 0,04 (%/ngày).

    Ngoài ra, chất lượng nước trong ao nuôi cá tra có bổ sung enzyme vào thức ăn có hàm lượng trung bình P-PO43-, TP và TP bùn lần lượt là 0,816 mg/L; 1,52 mg/L và 2,72 mg/L, còn tại ao không bổ sung enzyme vào thức ăn, các chỉ số này lần lượt là 1,15 mg/L; 1,88 mg/L và 3,37 mg/L. Điều này cho thấy việc bổ sung enzyme Phytase đã giúp cải thiện môi trường trong ao nuôi cá tra. Đây là giải pháp cần được nhân rộng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả nuôi cá tra tại vùng ĐBSCL.

    Lê Xuân Thịnh - Chuyên gia về Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn - Giám đốc VNCPC

    Nguồn VASEP

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline