Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

logo
EN

Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm
Ngày đăng: 28/10/2021 7048 Lượt xem

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.

    Một nghiên cứu mới đây của QianqianZhai và cộng sự 2021 được đăng trên tạp chí Aquaculture số 547 đã cho thấy tác dụng của việc phối hợp florfenicol và acid chlorogenic để điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng do Vibrio parahaemolyticus gây ra.

    Bệnh được báo cáo lần đầu vào năm 2009, ban đầu được đặt tên là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Vào năm 2011, một tên khác mô tả giai đoạn cấp tính của bệnh đã được đề xuất là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Bệnh ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.

    Tác nhân chính của bệnh EMS được cho là Vibrio parahaemolyticus gây ra (Tran et al., 2013). Vi khuẩn này phát triển trong đường tiêu hóa của tôm, tạo ra độc tố làm mất chức năng và phá hủy mô của các cơ quan tiêu hóa của tôm như gan tụy. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, vì vậy kháng sinh được xem như là lựa chọn đầu tiên trong công tác trị bệnh. Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều, sai loại thuốc hay lạm dụng thuốc ở các hộ nuôi đang xảy ra khá phổ biến. Lạm dụng kháng sinh làm xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và là mối nguy tiềm ẩn tác động đến môi trường, tăng khả năng chuyển gen kháng thuốc lên mầm bệnh của con người và động vật trên cạn.

    Chlorogenic acid (CGA) hay còn gọi là acid chlorogenic là este của caffeic acid và quinic acid, hoạt động như một chất trung gian trong quá trình tổng hợp lignin. Thuật ngữ "chlorogenic acid" dùng để chỉ các polyphenol acid có liên quan, bao gồm hydroxycinnamic acid (caffeic acid, ferulic acid và p-coumaric acid) và quinic acid. Tiềm năng điều trị của các hợp chất hoạt tính sinh học này là do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của chúng. CGA được tìm thấy phổ biến trong thực vật, trái cây và rau quả. 

    hạt cà phê xanh

    Hàm lượng CGA cao nhất trong hạt cà phê xanh. Ảnh minh họa.

    Florfenicol là kháng sinh thế hệ mới của nhóm Phenicol, là kháng sinh tổng hợp phổ rộng, có hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Florfenicol đang là kháng sinh phổ biến dùng trị bệnh trong thú y và thủy sản.
    Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc bổ sung một số chất trong chế độ ăn có tác dụng hiệp đồng đối với khả năng kháng bệnh và kích thích miễn dịch của tôm thẻ. Như nghiên cứu của Qianqian Zhai và cộng sự năm 2018 là sự phối hợp thuốc Astragalus polysaccharides (APS) và florfenicol (FFC). Bài viết này tóm lược kết quả nghiên cứu của Qianqian Zhai và Zhiqiang Chang 2021 về khả năng phối hợp florfenicol và axít chlorogenic trong điều trị bệnh hoại tử gan tụy (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng.
    Qianqian Zhai và cộng sự đã đánh giá khả năng sống sót, khả năng kháng bệnh và miễn dịch của tôm thẻ chân trắng với chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VP AHPND) gây AHPND và được điều trị bằng florfenicol (FFC) và axít chlorogenic (CGA), sử dụng riêng lẽ hoặc hoặc kết hợp cả 2 loại. 
    Sau thử thách với mầm bệnh VPAHPND, tôm được điều trị với florfenicol FFC (15 mg/kg thức ăn), CGA (200 mg/kg) kết hợp thuốc liều thấp (100 mg CGA/kg + 7,5 mg FFC/kg thức ăn), kết hợp thuốc liều vừa phải (200 mg CGA/kg + 15 mg FFC/kg) và kết hợp thuốc liều cao (400 mg CGA/kg + 30 mg FFC/kg) và 1 nhóm đối chứng không dùng thuốc, trong 5 ngày. 
    Kết quả cho thấy so với việc sử dụng chỉ một trong hai loại thuốc, nhóm tôm được điều trị kết hợp FFC và CGA cho thấy tỷ lệ chết tích lũy thấp hơn đáng kể trong 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Ở các nhóm phối hợp thuốc, mật độ vi khuẩn Vibrio luôn thấp hơn và các thông số miễn dịch luôn cao hơn so với các nhóm dùng 1 trong 2 loại thuốc (p <0,05). Trong các nhóm phối hợp thuốc, cấu trúc và tính toàn vẹn của ống gan tụy cũng tốt hơn. Do đó, việc sử dụng kết hợp FFC và CGA đã cải thiện tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm bị nhiễm VPAHPND so với chỉ sử dụng một trong hai loại thuốc. 
    Florfenicol (FFC) và acid chlorogenic (CGA) đã được thử nghiệm chống lại mầm bệnh VPAHPND trên tôm thẻ. Sử dụng kết hợp FFC và CGA giúp cải thiện khả năng miễn dịch và nâng cao khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng khi nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp. 
    Nguồn Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline