Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

logo
EN

Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc
Ngày đăng: 17/09/2020 6993 Lượt xem

    Xuất khẩu tôm khả quan giúp ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

     

    Giá tôm tại vùng ĐBSCL đã tăng trở lại, thị trường xuất khẩu tôm cũng đã xuất hiện những tín hiệu khởi sắc. Với việc Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, các tỉnh có thế mạnh về con tôm tại ĐBSCL đang rất kỳ vọng tình hình xuất khẩu thời gian tới sẽ khả quan hơn, ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

     

    Tại tỉnh Trà Vinh, hiện tôm sú được các thương lái đến tận ao thu mua với giá khoảng 180.000 – 200.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng có giá 95.000 - 150.000 đồng/kg, bình quân tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với đầu vụ.

    Dự báo tình hình thị trường tôm thời gian tới được dự báo tiếp tục khởi sắc.

     

    Ông Trần Thanh Nghiệp (ở xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang) nơi có diện tích chuyên canh tôm thẻ lớn nhất tỉnh Trà Vinh cho biết, đầu vụ thời tiết bất lợi tôm hao hụt nhiều, giá thấp. Nay giá tôm tăng trở lại nông dân phần nào đỡ khó khăn hơn.

     

    “Trong vụ đầu nuôi tôm có gặp thất bát nhưng mọi người tiếp tục nuôi vụ thứ hai. Đến nay chỉ còn 2 tháng nữa là cho thu hoạch, dự kiến thu lãi trên dưới trăm triệu đồng, gỡ được phần lỗ trước đây”, ông Nghiệp cho biết.

     

    Tại tỉnh Bạc Liêu, giá tôm gần đây cũng đã có chuyển biến. Hiện giá tôm sú loại 20 - 25 con/kg có giá từ 190.000 - 200.000 đồng/kg; tôm càng xanh từ 20-30 con/kg, có giá từ 170.000 – 200.000 đồng/kg. Tín hiệu tích cực từ giá tôm làm bà con phần nào đỡ lo lắng và kích thích họ cải tạo ao, mở rộng diện tích nuôi.

     

    Tại huyện Hồng Dân, đến thời điểm này, nông dân trong huyện đã thu hoạch tôm nuôi vụ 2 được gần 20.000 trong tổng số 25.500 ha, với năng suất tăng hơn 50kg/ha so với cùng kỳ. Niềm vui của bà con nhân đôi khi vừa được mùa mà giá tôm thương phẩm cũng đã tăng.

     

    “Nuôi tôm sú năm nay đạt năng suất từ 200-300 kg/ha, tôm càng đạt khoảng 500 - 700kg/ha. Hồi đầu năm giá tôm có phần bấp bênh nhưng đến nay giá tôm kể cả tôm thẻ, tôm sú và tôm càng đang có chiều hướng tăng từ 5%-10% nên người nuôi tôm thấy phấn khởi”, ông Nguyễn Công Danh (ở xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) chia sẻ.

     

    Theo ngành chức năng các địa phương trong vùng ĐBSCL, nguyên nhân giá tôm tăng là do dịch Covid-19 ở nước ta đã từng bước được khống chế. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã mở cửa lại thị trường, tình hình xuất khẩu tôm đang từng bước ổn định trở lại. Đặc biệt, vừa qua hiệp định EVFTA có hiệu lực, những lợi thế về thuế quan tại thị trường EU cũng góp phần không nhỏ trong kích thích thị trường xuất khẩu, làm giá tôm nguyên liệu tăng.

     

    Tại Cà Mau - tỉnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu tôm, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 vừa qua đạt 94 triệu USD, tháng 8 đạt khoảng 100 triệu USD. Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau tăng trung bình khoảng 10% mỗi tháng.

     

    Ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cho biết, thị trường xuất khẩu tôm trong nước bắt đầu từ tháng 3 nhưng đối diện với khó khăn do dịch Covid-19. Tuy nhiên, những dấu hiệu hiện nay là hết sức khả quan, dự báo thời gian tới xuất khẩu tôm sẽ còn tăng.

    Giá tôm nguyên liệu tại cùng ĐBSCL đã tăng trở lại.

     

    Ông Nam cho rằng, cú hích quan trọng cho thị trường đến từ mức ưu đãi thuế quan đối với xuất khẩu tại thị trường EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay nước ta đang nắm lợi thế khi khống chế tốt dịch Covid-19, tình hình sản xuất không bị trì trệ, trong khi nhiều nước cạnh tranh trực tiếp với ta vẫn đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19.

     

    “Nhìn chung tôm Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh với Ấn Độ, Ecuador vì các nước này chưa kiểm soát được dịch Covid-19 nên các đối tác không nhập hàng của nước này. Trong khi sản phẩm tôm của nước ta đã có thương hiệu, nên được các nước trên thế giới lựa chọn, khiến kim ngạch xuất khẩu tôm những tháng gần đây tăng rất nhanh”, ông Nam phân tích.

     

    Trước những tín hiệu tích cực từ thị trường, dự báo thời gian tới tình hình xuất khẩu tôm sẽ khả quan hơn. Đặc biệt, tại thị trường EU với Hiệp định EVFTA đang mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, EU luôn là thị trường rất khó tính, người dân, doanh nghiệp cần chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn và chất lượng hàng để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường này./.

     

    Sa Oanh/VOV-ĐBSCL

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích. Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.
    14/08/2020
    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn xảy ra trên toàn thế giới với tuổi từ lợn cai sữa, lợn choai và lợn sinh trưởng đến xuất chuồng. Tai lợn bị sẫm máu, da sưng tấy chuyển màu tím đen do hoại tử và bị từ chố
    14/08/2020
    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Cua biển là một trong những đối tượng nuôi phổ biến của người dân ở các xã ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần bà con đang nuôi theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất cua đạt thấp.
    14/08/2020
    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Sản lượng tôm nước lợ thu được tập trung chủ yếu ở các nguồn cung lớn là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và sự dần hồi phục của Trung Quốc.
    14/08/2020
    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm dịch bệnh, từ đó giúp giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS; vừa qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Thái Bình và các đơn vị tổ chức Tọa đàm “Phát triển nuôi thủy sản xen ghép đạt hiệu quả cao và bền vững” tại huyện Thái Thụy.
    13/08/2020
    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng tỉnh này thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
    12/08/2020
    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Nhờ cải thiện việc hấp thụ năng lượng và các acid amin cũng như loại bỏ tác động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, enzyme được xem là phụ gia thức ăn giúp cải thiện năng suất của thủy sản nuôi và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
    12/08/2020
    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.
    11/08/2020
    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    (Người Chăn Nuôi) - Các chuyên gia dinh dưỡng thường cố gắng để đạt được sự tiết kiệm bằng cách thay đổi thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ có thể nhận ra sự tiết kiệm đáng kể nếu điều chỉnh các nguyên liệu khẩu phần thay vì thành phần dinh dưỡng. Tổ hợp công thức một cách sáng tạo thường cho phép sử dụng các nguyên liệu ít phổ biến hơn nhằm có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn.
    11/08/2020
    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    “Chất lượng gà con một ngày tuổi” là gì?
    11/08/2020
    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thủy sinh, làm cho đối tượng nuôi đang bệnh còn phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn. Vì vậy, dùng kháng sinh phải thận trọng, chính xác và hợp lý.
    10/08/2020
    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Lũ không đáng sợ như ta nghĩ, với người miệt Cửu Long lũ là cơ ngơi, sinh kế và là văn hóa ngàn đời.
    10/08/2020
    Zalo
    Hotline