Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

logo
EN

Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?
Ngày đăng: 07/07/2020 7803 Lượt xem

    Dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Trong khi đó, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.

    Thông tin mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 3,56 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019.

    Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, chiếm 58,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nửa đầu năm nay, mặt hàng thủy sản có giá trị XK giảm sâu nhất là cá tra với mức giảm 31%; tiếp đến là cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%; các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%; chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.

    gia tom tot ngay dau quy iii ca tra van mit mo

    Triển vọng xuất khẩu cá tra thời gian tới vẫn khá khó đoán định. Ảnh: Nguyễn Thanh

    Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ (HORECA) ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá tuyết, cá hồi, cá chẽm, cá rô phi, mực, bạch tuộc đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà xuất khẩu giảm.

    Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin chi tiết về giá cả, theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), giá trung bình của cá tra phile đông lạnh nhập khẩu trong tháng 4/2020 tại Mỹ là 2,86 USD/kg, giảm 0,48% so với tháng 3/2020 và thấp hơn 35,1% so với cùng năm 2019.

    Giá bình quân nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 4/2020 đạt 8,49 USD/kg, giảm 0,46% so với tháng 3/2020 (8,8 USD/kg) và tăng 2,9% so với cùng tháng năm 2019. Giá tôm giảm mạnh ở hầu hết các khu vực sản xuất tôm chính trên thế giới.

    Tại thị trường nội địa, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL trong tháng qua vẫn chững ở mức thấp, đạt quanh mức 18.000-18.200 đ/kg đối với cá tra loại I (700- 900g/con).

    Các công ty lớn hầu như không bắt cá ngoài mà chủ yếu đang bắt trong hệ thống liên kết, các công ty nhỏ, đơn vị gia công bắt cá ngoài rất ít. Thị trường vẫn diễn biến chậm do tình hình xuất khẩu vẫn ảm đạm với lượng đặt hàng mới yếu, lượng tồn kho cao cùng với giá xuất khẩu thấp.

    Với mặt hàng tôm, nguồn cung hạn chế đã hỗ trợ giá tôm sú nguyên liệu trong nước trong tháng 6, trong khi đó giá tôm thẻ chân trắng giảm do vào vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào.

    Cụ thể, tại Bạc Liêu, tôm sú ướp đá cỡ 20, 30, 40 con/kg tăng 10.000 đ/kg lên lần lượt ở 210.000 đ/kg, 180.000 đ/kg và 140.000 đ/kg. Giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống còn 100.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống 90.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg chững giá ở mức 85.000 đ/kg.

    Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đưa ra dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại.

    Liên quan tới triển vọng phục hồi ngành cá tra thời gian tới, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam chia sẻ, chủ trương các tỉnh là sốc lại ngành hàng để thúc đẩy tiêu thụ.

    Tuy nhiên, điều này không thể gấp rút mà còn phụ thuộc tình hình Covid-19 ở các nước trên thế giới. Nếu theo tình hình khả quan, dịch bệnh ở từng nước có chiều hướng giảm, dự báo sẽ thúc đẩy xuất khẩu cá tra.

    Trong khi đó, theo dự báo mới từ các doanh nghiệp, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.

    Lý do là bởi, tồn kho các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản không nhiều. Ngoài ra, các cường quốc nuôi tôm như Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan đều đang gặp khó khăn, nên theo dự đoán khả năng nguồn cung các nước này sẽ giảm ở mức từ 20% trở lên.

    Vì vậy, dù nhu cầu có thể suy giảm nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với nguồn cung, khả năng giá tôm tiếp tục duy trì ở mức tốt cho người nuôi.

    Nguồn Theo Báo Hải Quan

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline