Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

logo
EN

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc
Ngày đăng: 17/08/2020 15634 Lượt xem

    cá diếc

    Cá diếc nuôi dễ nhiễm ký trùng gây thiệt hại lớn

    Gần đây, cá diếc được một số địa phương trong đó có tỉnh Phú Yên quan tâm phát triển nuôi, tuy nhiên cá diếc dễ nhiễm ký trùng gây thiệt hại lớn.

    Cá diếc có thịt thơm ngon, bổ dưỡng, với hàm lượng protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, nhiều khoáng chất như can xi, phốt pho, sắt, hay vitamin B1... Ngoài giá trị dinh dưỡng, cá diếc từ lâu được biết đến như là một loại thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau cho con người. Nhờ những giá trị đó, cá diếc đã và đang trở thành món ăn ưa thích được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn.

     Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, một số địa phương trên cả nước đã và đang nuôi thương phẩm loài cá này. Mặc dù chưa phải là đối tượng được nuôi rộng rãi nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy cá diếc thường nhiễm ký sinh trùng, bao gồm cả ký sinh trùng có thể gây bệnh cho con người. Để nghề nuôi cá diếc tiếp tục phát triển bền vững, trở thành đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thực phẩm chất lượng - an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu về ký sinh trùng là điều hết sức cần thiết.

    Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thành phần và mức độ nhiễm giáp xác, sán dây và giun tròn ở cá diếc làm cơ sở cho việc nghiên cứu phòng - trị bệnh do các nhóm ký sinh trùng này gây ra.

    Địa điểm thu mẫu cá: Đầm Bàu Súng (huyện Tuy An), Sông Kỳ Lộ (đoạn qua Chí Thạnh - Tuy An) và ao nuôi cá nước ngọt (xã Hòa Xuân Đông - huyện Đông Hòa), tỉnh Phú Yên

    Kết quả cá diếc ở Phú Yên bị nhiễm hai loài giáp xác (Lernacea cyprinacea và Corallana grandiventra), một loài sán dây (Bothriocephalus sp.) và hai loài giun tròn (Anisakis sp. và Cucullanus cyprini). Nhìn chung, tỷ lệ cảm nhiễm của các loài này trên cá không cao, dao động từ 2,0% (Bothriocephalus sp.) đến 7,5% (L. cyprinacea).

    Cường độ cảm nhiễm trung bình dao động từ 1,4 trùng/cá (L. cyprinacea) đến 9,0 trùng/cá (Bothriocephalus sp.). Loài C. grandiventra có tỷ lệ cảm nhiễm 7,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1,6 trùng/cá. Cả hai loài giun tròn đều có tỷ lệ cảm nhiễm 4,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 2,9 trùng/cá.

    Cá diếc thu trong mùa mưa (Tháng 9 - 12) ở Phú Yên bị nhiễm 4 loài ký sinh trùng, bao gồm L. cyprinaceaC. grandiventraAnisakis sp. và C. cyprini; Tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,4, 11,1, 3,7 và 3,7%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,0, 1,7, 2,0 và 2,0 trùng/cá. Các mẫu thu trong mùa khô (Tháng 1 - 8) nhiễm 5 loài ký sinh trùng gồm L. cyprinaceaC. grandiventraBothrio cephalus sp., Anisakis sp. và C. cyprini; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,5, 6,3, 2,0, 4,0 và 4,4%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,5, 1,6, 9,0, 3,0 và 3,0 trùng/cá.

    Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau về thành phần loài ký sinh trùng trên cá diếc thu từ các địa phương. Cá thu ở Đầm Bàu Súng nhiễm ba loài ký sinh trùng là L. cyprinaceaAnisakis sp. và C. cyprini; với tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 1,6, 3,1 và 3,1%;cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 3,0, 5,5 và 5,5 trùng/ cá.

    Cá thu ở Sông Kỳ Lộ nhiễm cả năm loài ký sinh trùng là L. cyprinaceaC. grandiventraBothriocephalus sp., Anisakis sp. và C. cyprini; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,3, 25,5, 1,8, 10,9 và 10,9%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 2,0, 1,6, 30,0, 2,0 và 2,0 trùng/cá. 

    Cá thu ở ao cá nước ngọt - Hòa Xuân Đông nhiễm hai loài ký sinh trùng là L. cyprinacea và Bothriocephalus sp.; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 12,2 và 3,7%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,2 và 2,0 trùng/cá.

    Kết quả của nghiên cứu này cho thấy Lernacea cyprinacea được bắt gặp ở cả hai mùa mưa và khô, ở cả ba loại thủy vực nghiên cứu (bao gồm cả trong ao nuôi), chứng tỏ rằng đây là loài ký sinh trùng khá phổ biến trên cá diếc, và có phân bố rộng ở Phú Yên. Tỷ lệ cảm nhiễm loài ký sinh trùng này cao hơn so với các loài ký sinh trùng khác; điều đó chứng tỏ nguy cơ cá bị bệnh do loài ký sinh trùng này cũng khá cao, đòi hỏi người nuôi cá phải chú ý phòng bệnh triệt để.   

    Trong nghiên cứu này chỉ bắt gặp C. grandiventra ký sinh trên thân cá diếc thu từ Sông Kỳ Lộ với tỷ lệ cảm nhiễm 25,5% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1,6 trùng/cá. Cá có thể bị nhiễm cả trong mùa mưa và mùa khô, xuất hiện nhiều vết thương, viêm tấy trên cơ thể. So với các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm loài ký sinh trùng này trên cá diếc tại Phú Yên thấp hơn; tuy nhiên, vì sự nguy hiểm loài ký sinh trùng này đối với cá, người nuôi cá diếc cũng cần phải quan tâm.

    Kết quả từ nghiên cứu góp phần thông tin cơ sở để có các biện pháp cải tạo ao nuôi, chăm sóc cá, và cá giống không nhiễm giun và ký sinh trùng để loại bỏ nhóm ký sinh này khỏi cá nuôi.

    Nguồn Tép Bạc - Theo Võ Thế Dũng , Võ Thị Dung , Nguyễn Nhất Duy

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
    12/10/2020
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Zalo
    Hotline