Giống lợn lông xù quý hiếm

logo
EN

Giống lợn lông xù quý hiếm
Ngày đăng: 14/08/2020 11125 Lượt xem

    Tên của chúng là lợn lông xù Mangalitsa (Mangalica) - một giống lợn hiếm có nguồn gốc ở Hungary. Đặc điểm khác lạ là nó có lớp lông xù xì bao phủ khắp cơ thể như lông cừu. Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích. Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.

    Hiện có tới ba loại lợn lông xù Mangalitsa, phân theo màu sắc là vàng, bụng lông nhạn và đỏ, phổ biến nhất là màu vàng hoe.

    Mỗi con lợn Mangalitsa có 5 núm vú và được phát triển bình thường ở hai bên. Lợn Mangalitsa không yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt, thức ăn chủ yếu của chúng là lúa mỳ, bắp, lúa mạch, cỏ. Chúng còn được đánh giá là khá thông minh.

     Vào những năm 1990, lợn lông xù Mangalitsa gần như tuyệt chủng với chưa đầy 200 con trên thế giới.

    Thế nhưng, hiện nay giống lợn này ngày càng được ưa chuộng và được cưng chiều hết mực bởi bộ lông khác thường cực kỳ dễ thương. “Chẳng có gì dễ thương hơn khi thấy một chú lợn cừu lông vàng hay đỏ bé xinh… Nếu bạn đối xử tốt với chúng, bạn có thể thuần hoá chúng y như với chó vậy. Chúng sẽ đi theo và chơi đùa với bạn”, Wilhelm Kohl - một người nuôi cho biết.

    Đó là một điểm cộng dành cho loài vật này khi tốc độ mọc lông của chúng thật sự đáng kinh ngạc. Tuy nhiên chúng vẫn được xếp vào một trong những loài động vật quý hiếm trên thế giới. Lợn Mangalitsa được xem như giống heo béo nhất thế giới với cơ thể chiếm 65-70% là mỡ, nhưng đó là mỡ tốt giàu axit béo Omega 3 và 6, thường chỉ thấy ở loài cá.

    Do đó phần thịt ít ỏi trong mỗi con heo Mangalica thật sự là một cực phẩm xứng đáng đứng ngang hàng với thịt bò Wagyu hay Kobe đẳng cấp. Một nông dân nuôi lợn Mangalitsa ở Hungary cho biết, tốc độ tăng trưởng của lợn Mangalitsa khá chậm so với những giống lợn khác.Để lợn Mangalitsa đạt trọng lượng 150kg, nông dân này đã phải nuôi chúng trong thời gian từ 20-24 tháng. Năm 1994, tổ chức nhân giống lợn Mangalitsa của Hungary được thành lập nhằm bảo vệ giống lợn này.

    Theo Nhà Chăn Nuôi

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Chất chiết lá lựu cho kết quả đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.
    21/07/2020
    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hiệp định EVFTA còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...
    21/07/2020
    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi lính đen vừa là mô hình làm sạch môi trường chăn nuôi, vừa là mô hình chăn nuôi kinh tế được nhiều địa phương ở các tỉnh triển khai, nhưng ở Đăk Hà, gia đình tôi triển khai đầu tiên. Sắp tới, tôi cũng có hướng nhân rộng thêm. Bây giờ thì không ai nói ông Ấn “điên, khùng” nữa rồi. Nếu ai muốn học hoặc làm, tôi sẵn sàng giúp đỡ” - ông Ấn cười vui vẻ.
    20/07/2020
    Nam Định: Ao cá

    Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm

    Trang trại nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ". Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
    16/07/2020
    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị chi phối bởi thành phần thức ăn và sự cân bằng của các vi chất dinh dưỡng bổ sung, nguồn cung các loại axit amin (AA), axit béo, vitamin, chất khoáng - những yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe vật nuôi và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi tới tay khách hàng.
    15/07/2020
    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Đối diện với nhiều khó khăn, ngành thủy sản nửa đầu năm 2020 có nhiều biến động.
    15/07/2020
    Điều ít biết về da cá hồi

    Điều ít biết về da cá hồi

    Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.
    14/07/2020
    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2020 đang dần phục hồi do dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn đã được khống chế hoàn toàn.
    13/07/2020
    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả và tiết kiệm chi phí nuôi.
    13/07/2020
    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, vừa phát hiện một loài tảo độc ở đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) sau khi quan trắc, phân tích mẫu nước.
    09/07/2020
    Những “ông đỡ sản ngư”

    Những “ông đỡ sản ngư”

    Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.
    09/07/2020
    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi.
    08/07/2020
    Zalo
    Hotline