Giống lợn lông xù quý hiếm

logo
EN

Giống lợn lông xù quý hiếm
Ngày đăng: 14/08/2020 11116 Lượt xem

    Tên của chúng là lợn lông xù Mangalitsa (Mangalica) - một giống lợn hiếm có nguồn gốc ở Hungary. Đặc điểm khác lạ là nó có lớp lông xù xì bao phủ khắp cơ thể như lông cừu. Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích. Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.

    Hiện có tới ba loại lợn lông xù Mangalitsa, phân theo màu sắc là vàng, bụng lông nhạn và đỏ, phổ biến nhất là màu vàng hoe.

    Mỗi con lợn Mangalitsa có 5 núm vú và được phát triển bình thường ở hai bên. Lợn Mangalitsa không yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt, thức ăn chủ yếu của chúng là lúa mỳ, bắp, lúa mạch, cỏ. Chúng còn được đánh giá là khá thông minh.

     Vào những năm 1990, lợn lông xù Mangalitsa gần như tuyệt chủng với chưa đầy 200 con trên thế giới.

    Thế nhưng, hiện nay giống lợn này ngày càng được ưa chuộng và được cưng chiều hết mực bởi bộ lông khác thường cực kỳ dễ thương. “Chẳng có gì dễ thương hơn khi thấy một chú lợn cừu lông vàng hay đỏ bé xinh… Nếu bạn đối xử tốt với chúng, bạn có thể thuần hoá chúng y như với chó vậy. Chúng sẽ đi theo và chơi đùa với bạn”, Wilhelm Kohl - một người nuôi cho biết.

    Đó là một điểm cộng dành cho loài vật này khi tốc độ mọc lông của chúng thật sự đáng kinh ngạc. Tuy nhiên chúng vẫn được xếp vào một trong những loài động vật quý hiếm trên thế giới. Lợn Mangalitsa được xem như giống heo béo nhất thế giới với cơ thể chiếm 65-70% là mỡ, nhưng đó là mỡ tốt giàu axit béo Omega 3 và 6, thường chỉ thấy ở loài cá.

    Do đó phần thịt ít ỏi trong mỗi con heo Mangalica thật sự là một cực phẩm xứng đáng đứng ngang hàng với thịt bò Wagyu hay Kobe đẳng cấp. Một nông dân nuôi lợn Mangalitsa ở Hungary cho biết, tốc độ tăng trưởng của lợn Mangalitsa khá chậm so với những giống lợn khác.Để lợn Mangalitsa đạt trọng lượng 150kg, nông dân này đã phải nuôi chúng trong thời gian từ 20-24 tháng. Năm 1994, tổ chức nhân giống lợn Mangalitsa của Hungary được thành lập nhằm bảo vệ giống lợn này.

    Theo Nhà Chăn Nuôi

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
    19/11/2020
    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Anh Cao Văn Phương ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.
    18/11/2020
    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Việt Nam hiện đang có hơn 130 doanh nghiệp tích cực xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc
    16/11/2020
    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11/2020 tại thị trường miền Bắc chủ yếu đi ngang, biến động trái chiều ở vài nơi. Trong khi, giá heo hơi miền Trung đang giảm nhẹ.
    10/11/2020
    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối tôm nuôi rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn được tính thủ công, độ chính xác thấp và dễ gây stress cho tôm.
    10/11/2020
    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh Trà Vinh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn.
    09/11/2020
    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như sáng trời nắng chiều chuyển mưa, hay thời tiết nắng nóng vài ngày chuyển sang mưa và nền nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cho gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi vào thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng tốt một số biện pháp sau:
    09/11/2020
    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD.
    06/11/2020
    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Sự phục hồi trở lại của xuất khẩu cá tra trong những ngày gần đây đang có tác động tích cực đến thị trường giá cá tra nguyên liệu trong nước, giúp người nuôi bước đầu có lãi sau chuỗi ngày liên tiếp lỗ nặng vì rớt giá.
    06/11/2020
    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng
    05/11/2020
    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Mưa, lũ sẽ khiến môi trường ao nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Thực hiện tốt các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.
    05/11/2020
    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Thời tiết khí hậu là những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các loại hình nông nghiệp, bao gồm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên người nuôi chỉ quan tâm nhiều đến nhiệt độ mà bỏ qua sự gây hại của các diễn biến thời tiết khác.
    04/11/2020
    Zalo
    Hotline