Hạn chế stress trên tôm

logo
EN

Hạn chế stress trên tôm
Ngày đăng: 28/08/2020 21031 Lượt xem

    Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Do đó, thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế stress cho tôm là vô cùng quan trọng.

    Khái niệm

    Stress là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường gây ra do tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường ngoài hay trong cơ thể. Các yếu tố này gọi là tác nhân stress. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được cân bằng nội mô thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới. Đây chỉ là một quan điểm, vì định nghĩa chính xác về stress vẫn còn vượt quá sự hiểu biết của các nhà khoa học, mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này.

    Thế nhưng, không phải loại tác nhân gây stress nào cũng có hại, trong thực tế sản xuất, con người đã lợi dụng, khai thác các yếu tố stress để kích thích vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhiều, đẻ sớm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm như bổ sung thêm các loại thuốc bổ, premix khoáng, acid amin… sử dụng chế độ màu sắc, cường độ ánh sáng phù hợp, tăng thời gian chiếu sáng để vật nuôi nhanh lên giống, tăng tỷ lệ trứng rụng… Ngày nay trong chăn nuôi công nghiệp, các yếu tố stress có lợi này đang được khai thác áp dụng rất nhiều để nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.

    Tác nhân và ảnh hưởng

    Trong nuôi tôm, các tác nhân gây stress bao gồm: thay đổi thời tiết, khí hậu, thay đổi thức ăn đột ngột, nuôi ghép, vận chuyển, nuôi nhốt, dùng thuốc quá liều quy định, chất lượng nước kém…. tất cả những yếu tố đó đều gây bất lợi cho con vật hay còn gọi là con vật bị stress làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển bình thường. Cụ thể, đối với tôm nuôi, các yếu tố có thể gây stress trong ao nuôi như: Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, pH, độ mặn, mưa liên tục, nắng nóng kéo dài; quá trình vận chuyển tôm giống, sang tôm; mật độ thả tôm dày; thiếu ôxy, nồng độ CO2 cao; NH3, H2S cao; chất rắn lơ lửng, hàm lượng kim loại nặng trong ao cao; độc tố do nấm, vi khuẩn; thuốc trừ sâu; tôm thường xuyên bị thiếu dinh dưỡng; quá trình lột xác; Xử lý nước bằng hóa chất quá liều hoặc hóa chất gây độc cho tôm; tôm bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus.

    image

    Tôm bị stress có thể giảm ăn đôi khi bỏ ăn, màu sắc cơ thể bất thường như hồng nhạt, tím nhạt hoặc sẫm màu hơn so với bình thường; tôm dễ bị cong thân, đục cơ. Stress xảy ra phổ biến ở tất cả các ao tôm, đặc biệt là nuôi thâm canh. Stress gây hại thầm lặng nhưng nguy hiểm bởi khi tôm bị stress, trao đổi chất bị rối loạn dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất, tiêu hóa giảm; bơi lội kém, giảm bắt mồi; tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh và tệ hại hơn là tôm bị chết.

    Biện pháp hạn chế

    Tôm có thể bị stress từ bất cứ tác nhân nào trong quá trình nuôi. Do đó, chủ động thực hiện biện pháp phòng bệnh bằng các phương pháp nuôi an toàn sinh học ngay từ ban đầu là giải pháp cơ bản và mang lại hiệu quả tốt nhất cho tôm nuôi. Trong đó, phòng bệnh trong quá trình nuôi bao gồm: thực hiện tốt việc quản lý con giống, thức ăn, nguồn nước và theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Các biện pháp như:  Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch; Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm; Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm như biến đổi của các yếu tố thủy lý, thủy hóa, sự gia tăng của mầm bệnh trong ao; Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh từ nguồn giống không đảm bảo, chất lượng nước cấp không đạt yêu cầu, quá trình xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài do vệ sinh ao nuôi, trang trại chưa phù hợp…; Áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp quản lý việc sử dụng thuốc và hoá chất: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không lạm dụng; Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng cách; Ghi chép cẩn thận mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc, hóa chất; Quan sát hoạt động của tôm trong ao, biểu hiện của tôm vào sàng ăn, các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn trong ruột, các dấu hiệu bên ngoài khác.

    Bên cạnh đó, theo dõi dấu hiệu lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước, đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt, tăng trọng tối đa và hình thành vỏ mới sau mỗi lần lột xác, đồng thời tăng khối lượng, chất lượng tôm trước khi thu hoạch; Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh, quản lý tốt màu nước ao; Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như beta - glucan, Vitamin C, A, E… vào thức ăn.

    Source: Hoàng Ngân, Con Tôm

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Trong chăn nuôi gia cầm, nhu cầu protein chính là nhu cầu các axit amin, vì thế việc sử dụng hiệu quả protein chính là cân bằng tối ưu nhu cầu các axit amin. Bổ sung các axit amin đúng cách là giải pháp quan trọng để cân bằng tối ưu các axit amin trong khẩu phần ăn nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
    11/03/2021
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.
    26/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Zalo
    Hotline