Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

logo
EN

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngày đăng: 01/09/2020 8553 Lượt xem

    Để đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm

    Để đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

    - Áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi tốt như: nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, theo hướng VietGAP… và tham gia các lớp tập huấn về kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    - Địa điểm nuôi phải phải nằm trong vùng quy hoạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, sinh hoạt. Thiết kế ao, vuông nuôi đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng, ao xử lý, có bờ vững chắc và không bị rò rỉ.

    - Các khu vệ sinh và công trình phụ phải bố trí xa khu vực nuôi. Rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt để tránh nhiễm bẩn ao nuôi. Các dụng cụ như: lưới, vợt, máy móc... phải được vệ sinh sạch sẽ.

    - Chỉ sử dụng con giống đã được kiểm dịch sạch bệnh và tuân thủ đúng lịch thả giống theo thời vụ khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau.

    - Không sử dụng thức ăn, thuốc thú y bị nhiễm nấm mốc, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần. Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không sử dụng bất kỳ các loại kích thích tố sinh trưởng (hormone).

    - Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; khi phát hiện tôm, cá bệnh cần tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật trong việc điều trị để đảm bảo không lạm dụng thuốc thú y, hóa chất.

    - Không xả nước và các chất thải từ ao, đầm nuôi chưa được xử lý ra môi trường xung quanh.

    - Chỉ sử dụng thuốc thú y, thức ăn có nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin hướng dẫn sử dụng và có nơi cất giữ thức ăn, thuốc thú y riêng biệt.

    - Có sổ nhật ký ghi đầy đủ thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất sử dụng trong suốt quá trình nuôi để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

    - Trước khi thu hoạch, cần lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh. Khi thu hoạch, làm tờ khai xuất xứ thủy sản để giao cho cơ sở chế biến hoặc cơ sở thu mua cùng với phiếu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh.

    Nguồn Phòng TT-HL TTKN Cà Mau
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio

    Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio

    Vi bào tử trùng có thể là yếu tố để tôm thẻ chân trắng nhạy cảm hơn với các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.
    25/06/2020
    Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

    Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

    Mưa lớn và kéo dài sẽ gây nên hàng loạt sự biến động các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi tôm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Bài viết sẽ trình bày tóm tắt những thay đổi trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý khi nuôi tôm trong mùa mưa.
    24/06/2020
    Nghề cá khát nguồn lực có chuyên môn

    Nghề cá khát nguồn lực có chuyên môn

    Ngoài khát nước ngọt, khát nguồn cung, khát giá bán, khát thị trường … nghề cá hiện nay còn đang khát nguồn nhân lực chuyên môn. Nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển có kinh tế trọng yếu là ngành thủy sản.
    24/06/2020
    Đẩy nhanh thu hoạch khi nuôi tôm với chất kích thích miễn dịch

    Đẩy nhanh thu hoạch khi nuôi tôm với chất kích thích miễn dịch

    Tiến sĩ Gunanti Mahasri là giảng viên Khoa Thủy sản và Hàng hải tại Universitas Airlangga. Đã nghiên cứu về một phương pháp mới giúp nông dân nâng cao năng suất nuôi tôm mà đảm bảo an toàn thực phẩm cho những người tiêu thụ.
    24/06/2020
    Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

    Sáu loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trên cá

    Diphyllobothrium, Henneguya salminicola, Henneguya salminicola, thích bào tử Myxosporea và vi bào trùng Microspora, Posthodiplostomum minimum (White Grub), Clinostomum (Yellow Grub)… đây là những ký sinh trùng bào nan nguy hiểm nhất thế giới.
    22/06/2020
    Tôm sạch

    Tôm sạch

    Tôm sạch hiểu là không chứa tạp chất; không mầm vi sinh có hại sức khỏe người tiêu dùng; không bị ngâm nước quá lâu, độ ẩm tăng cao; không tồn lưu các chất cấm sử dụng hoặc không quá ngưỡng những chất cho sử dụng hạn chế…
    22/06/2020
    Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

    Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

    Cá rô phi/diêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến hiện nay. Do đó, diện tích nuôi và mật độ thả nuôi ngày càng tăng, điều đó kéo theo nhiều nguy cơ bùng phát bệnh liên quan đến công tác quản lý môi trường nuôi cũng như các bệnh liên quan đến stress của cá do mật độ thả nuôi dày.
    22/06/2020

    19/06/2020

    19/06/2020

    19/06/2020
    Dễ như nuôi gà sao

    Dễ như nuôi gà sao

    Theo những nông dân tại miền Tây, gà sao có nguồn gốc từ gà rừng, có sức đề kháng mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại ĐBSCL, đầu ra luôn ổn định.
    19/06/2020

    13/05/2020
    Zalo
    Hotline