Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

logo
EN

Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?
Ngày đăng: 17/06/2020 9447 Lượt xem

    Tôm thẻ chân trắng

    Kẽm hữu cơ có nhiều tác động tích cực đến tôm thẻ chân trắng

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.

    Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, sinh sản, tổng hợp protein, sản xuất năng lượng và hình thành các gen trên cơ thể của cả con người và động vật. Thêm nữa, kẽm cũng có một số chức năng đặc biệt trong các chất chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch, cũng như xúc tác hoạt động hình thành một số enzyme. Tuy nhiên việc hấp thu kẽm của các động vật hầu như đều không hiệu quả, điều này lâu ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sinh lý đề cập bên trên.

    Do lượng bột cá sản xuất trên thực tế không đủ cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản, nên bắt buộc người ta phải bổ sung thêm các nguồn protein thực vật. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy acid phytic trong protein thực vật sẽ làm giảm lượng kẽm sẵn có, dẫn đến việc luôn phải bổ sung một lượng lớn kẽm trong thành phần thức ăn. Tuy nhiên lượng kẽm này lại có thể gây ô nhiễm trong môi trường nước, thậm chí còn trở nên độc hại đối với sinh vật khác, do tôm chỉ hấp thu được một lượng nhỏ. Bởi vì lâu nay người ta vẫn bổ sung kẽm vào thức ăn của các loài thủy sản nhất là tôm thẻ chân trắng bằng hình thức muối vô cơ chẳng hạn như sunfat hoặc cacbonat. 

    Do vậy, hiện nay người ta bắt đầu sử dụng nguồn kẽm hữu cơ dạng acid amin vào thức ăn, hoạt động tốt hơn và đảm bảo được sự hòa tan khi vào trong đường tiêu hóa. Đây được coi là một sự thay thế hiệu quả cho kẽm vô cơ. Tác dụng của kẽm hữu cơ là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nó không chỉ tác động tới việc tiêu hóa mà còn ngăn cản sự oxy hóa và tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng- loài nuôi phổ biến nhất trong ngành thủy sản. Dưới sự phát triển nhanh chóng của các mô hình nuôi tôm, thì các nghiên cứu nhằm giảm thiểu các tác động xấu từ thức ăn đối với môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là sự ô nhiễm từ các kim loại nặng, hạn chế sự phát triển lành mạnh và bền vững của nghề nuôi tôm. Sau bài viết người hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ứng dụng của kẽm hữu cơ đối với tôm thẻ chân trắng.

    Các dạng kẽm khác nhau được bổ sung sẽ có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn đối với tôm. Chế độ cho ăn kẽm hữu cơ được chứng minh là có lợi hơn so với chế độ ăn kẽm vô cơ. Khi chúng không sinh ra acid phytic như các nguồn từ thực vật như bột đậu nành hay cám gạo. Các cơ chế mà kẽm hữu cơ cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên dễ thấy là kẽm hữu cơ được hấp thu và đi qua thành ruột dễ dàng, trong khi kẽm vô cơ lại vô cùng khó khăn để đi qua được màng nhầy của ruột.

    Kẽm là nguồn năng lượng chính của niêm mạc ruột và là tiền chất của protein với một số phân tử tính hiệu của hệ miễn dịch, do đó cũng duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể tôm. Kẽm là chất tham gia vào quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa glucose, tạo ra những chất trung gian trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng đến các đặc điểm huyết học của tôm. Hàm lượng lipid trong cơ thịt khi cho ăn với kẽm hữu cơ tăng lên rất cao, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về sự chuyển hóa giữa hàm lượng kẽm này với lipid.

    Khả năng giữ lại nước trong cơ của tôm rất quan trọng nhất là trong quá trình vận chuyển và bảo quản đông lạnh. Đây là một chỉ số dùng để đánh giá chất lượng, thịt tôm có quá khô hay không, hương vị có được giữ được nguyên vẹn hay không đều nhờ vào chỉ tiêu này. Khi cho ăn với kẽm hữu cơ, thì cho thấy hiệu quả bảo quản tôm tốt hơn nhiều do kẽm làm giảm sự thất thoát nước trong cơ thịt tôm ra bên ngoài, giữ lại hương vị. Hơn nữa kẽm hữu cơ còn giúp tăng tình trạng chống oxy hóa, tăng nồng độ canxi và ổn định pH của tôm sau khi đã chết.

    Kẽm ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào, thì còn là chất thiết yếu đối với hệ miễn dịch của tôm. Chịu trách nhiệm cho quá trình nhận biết vật lạ xâm nhập vào cơ thể tôm, từ đó thúc đẩy các cơ chế phòng vệ của tôm diễn ra nhanh hơn. Enzyme phenoloxidase chống lại mầm bệnh, lysozyme kích thích quá trình thực bào cũng được kích hoạt nhanh chóng nhờ kẽm. Kẽm lại còn tương tác với quá trình phiên mã nội bào và biểu hiện gen trong quá trình phiên mã. Sự cân bằng nội môi với kẽm hữu cơ cũng tốt hơn rất nhiều so với khi sử dụng kẽm vô cơ như trước.

    Tóm lại, kẽm hữu cơ có hiệu suất sử dụng tốt hơn kẽm vô cơ, không chỉ cải thiện quá trình tăng trưởng mà còn làm giảm lượng kẽm ô nhiễm môi trường nếu quá dư thừa trong thức ăn. Tiếp đó, kẽm hữu cơ làm chất lượng của tôm đông lạnh tốt hơn khi đến tay người tiêu dùng. Điểm mạnh nhất phải kể đến nữa là việc hỗ trợ tận lực cho khả năng chống oxy hóa của tế bào và tăng cường sự miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Đây sẽ là một bằng chứng khoa học về lợi ích của phức hợp acid amin kẽm trong các nghiên cứu tiếp theo.

    Nguồn Hà Tử - Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

    Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

    Cá diếc có thịt thơm ngon, bổ dưỡng, với hàm lượng protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, nhiều khoáng chất như can xi, phốt pho, sắt, hay vitamin B1...
    17/08/2020
    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích. Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.
    14/08/2020
    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn xảy ra trên toàn thế giới với tuổi từ lợn cai sữa, lợn choai và lợn sinh trưởng đến xuất chuồng. Tai lợn bị sẫm máu, da sưng tấy chuyển màu tím đen do hoại tử và bị từ chố
    14/08/2020
    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Cua biển là một trong những đối tượng nuôi phổ biến của người dân ở các xã ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần bà con đang nuôi theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất cua đạt thấp.
    14/08/2020
    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Sản lượng tôm nước lợ thu được tập trung chủ yếu ở các nguồn cung lớn là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và sự dần hồi phục của Trung Quốc.
    14/08/2020
    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm dịch bệnh, từ đó giúp giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS; vừa qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Thái Bình và các đơn vị tổ chức Tọa đàm “Phát triển nuôi thủy sản xen ghép đạt hiệu quả cao và bền vững” tại huyện Thái Thụy.
    13/08/2020
    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng tỉnh này thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
    12/08/2020
    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Nhờ cải thiện việc hấp thụ năng lượng và các acid amin cũng như loại bỏ tác động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, enzyme được xem là phụ gia thức ăn giúp cải thiện năng suất của thủy sản nuôi và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
    12/08/2020
    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.
    11/08/2020
    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    (Người Chăn Nuôi) - Các chuyên gia dinh dưỡng thường cố gắng để đạt được sự tiết kiệm bằng cách thay đổi thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ có thể nhận ra sự tiết kiệm đáng kể nếu điều chỉnh các nguyên liệu khẩu phần thay vì thành phần dinh dưỡng. Tổ hợp công thức một cách sáng tạo thường cho phép sử dụng các nguyên liệu ít phổ biến hơn nhằm có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn.
    11/08/2020
    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    “Chất lượng gà con một ngày tuổi” là gì?
    11/08/2020
    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thủy sinh, làm cho đối tượng nuôi đang bệnh còn phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn. Vì vậy, dùng kháng sinh phải thận trọng, chính xác và hợp lý.
    10/08/2020
    Zalo
    Hotline