Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

logo
EN

Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?
Ngày đăng: 01/07/2020 8657 Lượt xem

    WSSV là vi-rút có khả năng gây chết rất nghiêm trọng ở những loài tôm biển nhất là tôm thẻ, là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại chính cho nghề nuôi tôm.

    WSSV xuất hiện ở Đông Á vào năm 1992 (Wang et al., 1996; Chou et al., 1995) và đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, WSSV lại không gây chết tôm càng xanh (Hameed et al., 2000; Sarathi et al., 2008). Vậy cơ chế nào đã giúp tôm càng xanh có khả năng đó?

    Dịch bệnh trên tôm nuôi, nhất là bệnh do vi-rút đang là mối nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm. Những bệnh do vi-rút như: vi-rút gây bệnh đốm trắng (White spot syndrome virus - WSSV), vi-rút gây bệnh đầu vàng (Yellow head virus - YHV), vi-rút gây bệnh còi (Monodon baculorvirus – MBV) trên tôm sú hay vi-rút gây bệnh trắng đuôi/đục cơ (white tail/white muslce) trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đã gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Khả năng gây bệnh của vi-rút trên tôm có sự khác biệt theo loài tôm.

    Hệ thống miễn dịch của giáp xác nói chung và của tôm nói riêng chủ yếu vẫn dựa vào đáp ứng miễn dịch tự nhiên, do tôm chưa có hệ thống miễn dịch đặc hiệu phát triển. Việc đề kháng với các mầm bệnh ở tôm chủ yếu nhờ vào các đáp ứng miễn dịch tự nhiên như: hoạt tính của phenoloxidase (PO), khả năng tạo ra hợp chất kháng khuẩn superoxide anion ( hay hoạt tính respiratory burst) và superoxide dismutase (Ourth và Renis, 1993; Munoz et al., 2000; Sarathi et al., 2008). Những biện pháp có thể hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh do vi-rút trên tôm nuôi hiện nay là tăng cường đề kháng cho tôm dựa trên những cơ chế đáp ứng miễn dịch của chúng.

    Bệnh đốm trắng do WSSV (White Spot Syndrome Virus) gây ra là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm biển trên thế giới (Chou et al., 1995). Không có loài tôm he nào có thể đề kháng WSSV (Lotz, 1997). Theo báo cáo của Hameed et al. (2000) và Sarathi et al. (2008) thì WSSV cũng nhiễm trên tôm càng xanh nhưng nó không gây chết tôm mà nhiễm một thời gian, sau đó không còn phát hiện WSSV trên tôm càng xanh nữa.

    Sự mẫn cảm của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii đối với virus đốm trắng (WSSV) đã được kiểm nghiệm bằng phương pháp ngâm, qua đường cho ăn và phương pháp tiêm vào cơ. Khả năng mẫn cảm của các tôm này đối với virus đốm trắng được so sánh với tôm thẻ đuôi đỏ (Penaeus indicus) và tôm sú (P. monodon). Virus đốm trắng gây chết 100% tôm thẻ đỏ đuôi và tôm sú khi tiêm virus vào cơ của tôm. Trong khi không có cá thể tôm càng xanh M. rosenbergii nào bị chết sau 5 ngày tiêm WSSV vào cơ thể. Tôm sắp chết được thu để đánh giá sự hiện diện của virus đốm trắng trên tôm bằng phương pháp nhuộm hoặc mô bệnh học.

    Kết quả cho thấy rằng các loài tôm nước ngọt và lợ mặn này đều nhiễm virus đốm trắng, ngoại trừ tôm càng xanh M. rosenbergii. Virus đốm trắng không gây chết tôm càng xanh bằng bất kỳ phương pháp gây cảm nhiễm nào.

    Cơ chế chính thức về khả năng đề kháng của tôm càng xanh đối với virus đốm trắng theo Johanson et al. (2000) thì ngoài vai trò trong melanin hóa của Phenoloxidase, các thành phần của hệ thống hoạt hóa prophenoloxidase còn kích thích các phản ứng bảo vệ tế bào bao gồm cả thực bào, hình thành hạch, phong tỏa và vận động bạch cầu. Kết quả trên cho thấy rằng ban đầu Phenoloxidase gia tăng sau 1 ngày tiêm là do bạch cầu giải phóng prophenoloxidase để đáp ứng lại với WSSV nhằm bảo vệ tế bào của tôm càng xanh. Sau 5 ngày khi tôm trở lại bình thường thì PO giảm và trở lại bình thường là do bạch cầu ngưng giải phóng ProPO.

    Trị Thủy, TepBac

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline