Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

logo
EN

Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021
Ngày đăng: 09/03/2021 6900 Lượt xem

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.

    Vụ tôm nước lợ năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là thành công. Người nuôi tôm lãi nhiều, tỷ lệ tôm bị thiệt hại ở mức thấp.

    Trong những ngày qua, tình hình thời tiết khá thuận lợi, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi được trên 2.300 ha, nhiều hộ dân khác thì tiến hành cải tạo ao nuôi, chờ thả. Cả ngành nông nghiệp và người nuôi tôm Sóc Trăng tiếp tục kỳ vọng vào vụ tôm nước lợ 2021 thành công cả về năng suất và giá cả.

           Theo kế hoạch, năm 2021, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu thả nuôi tôm nước lợ trên 51.000 ha; trong đó, tôm sú trên 16.000 ha và tôm thẻ chân trắng trên 35.000 ha. Sản lượng tôm cả năm dự kiến đạt trên 172.000 tấn; trong đó, tôm sú đạt 24.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt trên 148.000 tấn.

    Ao nuôi tôm nước lợ của nông dân tại huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

           Ông Trương Văn Đúng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, vụ tôm nước lợ năm 2020, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi trên 51.400 ha; trong đó, tôm thẻ chân trắng trên 37.000 ha (chiếm trên 72% diện tích thả nuôi) và tôm sú trên 14.000 ha. Sản lượng tôm nuôi năm 2020 đạt gần 188.000 tấn, vượt trên 12,5% kế hoạch và cao hơn gần 25% so với cùng kỳ năm 2019.

           Đáng chú ý, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chỉ ở mức 8,5%, diện tích tôm nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh tăng cao, năng suất trung bình cao hơn so với cùng kỳ các năm trước bởi người nuôi đã căn cứ lịch thời vụ để bố trí sản xuất hợp lý, chú trọng vấn đề chọn con giống, cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả nuôi; đồng thời, áp dụng các mô hình nuôi tôm lót bạt, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn… nên sản lượng vượt kế hoạch đề ra.

           Tuy nhiên, tôm bị thiệt hại vẫn xảy ra ở các thời điểm trong năm, rải rác ở các mô hình, nhưng tập trung vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết bất lợi, mưa nhiều vào thời điểm cuối tháng 4 và đầu tháng 7. Đặc biệt trong năm 2020, thiệt hại nhiều nhất rơi vào tháng 10 do tình hình mưa bão kéo dài, gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển của tôm nuôi. Cùng với đó, các bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh phân trắng và bệnh vi bào tử trùng có xu hướng tăng mạnh so với năm 2019.

           Ông Trương Văn Đúng cho biết thêm, từ những dự báo về tình hình thời tiết và thực hiện theo khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2021 của Tổng cục Thủy sản, nhất là sự thống nhất của các địa phương nuôi tôm trọng điểm trong tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tuân thủ theo khung lịch thời vụ của ngành chức năng.

           Theo đó, khung lịch thời vụ thả tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh sẽ bắt đầu từ ngày 20/1 - 30/9/2021; trong đó, tôm thẻ chân trắng phải theo đúng khung lịch từ ngày 20/02 - 30/09/2021; tôm sú từ ngày 15/03 - 30/08/2021. Đối với mô hình tôm - lúa phải bố trí thả nuôi, thu hoạch trước tháng 9 để chuẩn bị cho việc trồng lúa.

    Các ao nuôi tôm nước lợ của nông dân huyện Trần Đề (Sóc Trăng).

           Đối với các vùng, cơ sở nuôi, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng đủ điều kiện nuôi, không chủ động được nguồn nước nhằm hạn chế dịch bệnh và yếu tố môi trường bất lợi thì hạn chế thả nuôi khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa dầm. Các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi hai giai đoạn và nhiều giai đoạn có thể bố trí rải vụ quanh năm, nhưng chủ động dự trữ nguồn nước, có giải pháp phòng bệnh và ứng phó với thời tiết bất lợi.

           Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình nuôi, môi trường, thời tiết và cảnh báo dịch bệnh đến người nuôi. Trong trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh lại lịch thả nuôi cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm giúp người nuôi trên địa bàn tỉnh yên tâm sản xuất, hướng đến vụ nuôi tôm nước lợ 2021 thành công.

    Nguồn Chanh Đa TTXVN - theo Tepbac

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích. Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.
    14/08/2020
    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn xảy ra trên toàn thế giới với tuổi từ lợn cai sữa, lợn choai và lợn sinh trưởng đến xuất chuồng. Tai lợn bị sẫm máu, da sưng tấy chuyển màu tím đen do hoại tử và bị từ chố
    14/08/2020
    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Cua biển là một trong những đối tượng nuôi phổ biến của người dân ở các xã ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần bà con đang nuôi theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất cua đạt thấp.
    14/08/2020
    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Sản lượng tôm nước lợ thu được tập trung chủ yếu ở các nguồn cung lớn là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và sự dần hồi phục của Trung Quốc.
    14/08/2020
    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm dịch bệnh, từ đó giúp giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS; vừa qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Thái Bình và các đơn vị tổ chức Tọa đàm “Phát triển nuôi thủy sản xen ghép đạt hiệu quả cao và bền vững” tại huyện Thái Thụy.
    13/08/2020
    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng tỉnh này thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
    12/08/2020
    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Nhờ cải thiện việc hấp thụ năng lượng và các acid amin cũng như loại bỏ tác động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, enzyme được xem là phụ gia thức ăn giúp cải thiện năng suất của thủy sản nuôi và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
    12/08/2020
    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.
    11/08/2020
    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    (Người Chăn Nuôi) - Các chuyên gia dinh dưỡng thường cố gắng để đạt được sự tiết kiệm bằng cách thay đổi thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ có thể nhận ra sự tiết kiệm đáng kể nếu điều chỉnh các nguyên liệu khẩu phần thay vì thành phần dinh dưỡng. Tổ hợp công thức một cách sáng tạo thường cho phép sử dụng các nguyên liệu ít phổ biến hơn nhằm có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn.
    11/08/2020
    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    “Chất lượng gà con một ngày tuổi” là gì?
    11/08/2020
    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thủy sinh, làm cho đối tượng nuôi đang bệnh còn phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn. Vì vậy, dùng kháng sinh phải thận trọng, chính xác và hợp lý.
    10/08/2020
    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Lũ không đáng sợ như ta nghĩ, với người miệt Cửu Long lũ là cơ ngơi, sinh kế và là văn hóa ngàn đời.
    10/08/2020
    Zalo
    Hotline