Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

logo
EN

Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021
Ngày đăng: 09/03/2021 6887 Lượt xem

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.

    Vụ tôm nước lợ năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là thành công. Người nuôi tôm lãi nhiều, tỷ lệ tôm bị thiệt hại ở mức thấp.

    Trong những ngày qua, tình hình thời tiết khá thuận lợi, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi được trên 2.300 ha, nhiều hộ dân khác thì tiến hành cải tạo ao nuôi, chờ thả. Cả ngành nông nghiệp và người nuôi tôm Sóc Trăng tiếp tục kỳ vọng vào vụ tôm nước lợ 2021 thành công cả về năng suất và giá cả.

           Theo kế hoạch, năm 2021, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu thả nuôi tôm nước lợ trên 51.000 ha; trong đó, tôm sú trên 16.000 ha và tôm thẻ chân trắng trên 35.000 ha. Sản lượng tôm cả năm dự kiến đạt trên 172.000 tấn; trong đó, tôm sú đạt 24.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt trên 148.000 tấn.

    Ao nuôi tôm nước lợ của nông dân tại huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

           Ông Trương Văn Đúng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, vụ tôm nước lợ năm 2020, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi trên 51.400 ha; trong đó, tôm thẻ chân trắng trên 37.000 ha (chiếm trên 72% diện tích thả nuôi) và tôm sú trên 14.000 ha. Sản lượng tôm nuôi năm 2020 đạt gần 188.000 tấn, vượt trên 12,5% kế hoạch và cao hơn gần 25% so với cùng kỳ năm 2019.

           Đáng chú ý, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chỉ ở mức 8,5%, diện tích tôm nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh tăng cao, năng suất trung bình cao hơn so với cùng kỳ các năm trước bởi người nuôi đã căn cứ lịch thời vụ để bố trí sản xuất hợp lý, chú trọng vấn đề chọn con giống, cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả nuôi; đồng thời, áp dụng các mô hình nuôi tôm lót bạt, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn… nên sản lượng vượt kế hoạch đề ra.

           Tuy nhiên, tôm bị thiệt hại vẫn xảy ra ở các thời điểm trong năm, rải rác ở các mô hình, nhưng tập trung vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết bất lợi, mưa nhiều vào thời điểm cuối tháng 4 và đầu tháng 7. Đặc biệt trong năm 2020, thiệt hại nhiều nhất rơi vào tháng 10 do tình hình mưa bão kéo dài, gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển của tôm nuôi. Cùng với đó, các bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh phân trắng và bệnh vi bào tử trùng có xu hướng tăng mạnh so với năm 2019.

           Ông Trương Văn Đúng cho biết thêm, từ những dự báo về tình hình thời tiết và thực hiện theo khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2021 của Tổng cục Thủy sản, nhất là sự thống nhất của các địa phương nuôi tôm trọng điểm trong tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tuân thủ theo khung lịch thời vụ của ngành chức năng.

           Theo đó, khung lịch thời vụ thả tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh sẽ bắt đầu từ ngày 20/1 - 30/9/2021; trong đó, tôm thẻ chân trắng phải theo đúng khung lịch từ ngày 20/02 - 30/09/2021; tôm sú từ ngày 15/03 - 30/08/2021. Đối với mô hình tôm - lúa phải bố trí thả nuôi, thu hoạch trước tháng 9 để chuẩn bị cho việc trồng lúa.

    Các ao nuôi tôm nước lợ của nông dân huyện Trần Đề (Sóc Trăng).

           Đối với các vùng, cơ sở nuôi, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng đủ điều kiện nuôi, không chủ động được nguồn nước nhằm hạn chế dịch bệnh và yếu tố môi trường bất lợi thì hạn chế thả nuôi khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa dầm. Các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi hai giai đoạn và nhiều giai đoạn có thể bố trí rải vụ quanh năm, nhưng chủ động dự trữ nguồn nước, có giải pháp phòng bệnh và ứng phó với thời tiết bất lợi.

           Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình nuôi, môi trường, thời tiết và cảnh báo dịch bệnh đến người nuôi. Trong trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh lại lịch thả nuôi cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm giúp người nuôi trên địa bàn tỉnh yên tâm sản xuất, hướng đến vụ nuôi tôm nước lợ 2021 thành công.

    Nguồn Chanh Đa TTXVN - theo Tepbac

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline