Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

logo
EN

Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men
Ngày đăng: 05/10/2020 7154 Lượt xem

    Tôm thẻ chân trắng

    Tôm thẻ chân trắng

    Yarrowia lipolytica làm tăng hoạt tính diệt khuẩn ở tôm.

    Sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm thẻ chân trắng. Chính vì thế sử dụng kháng sinh là cách phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát các bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đang là mối quan tâm vì nó làm xuất hiện các chủng kháng thuốc và dẫn đến tồn dư trong thực phẩm và môi trường. Do đó, các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường để tránh hoặc giảm việc sử dụng kháng sinh được đánh giá cao.

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm. Do thành phần chứa axit béo thiết yếu, Y. lipolytica đã được sử dụng như một chất bổ sung trong nuôi trồng thủy sản. Ở cá, Y. lipolytica khi bổ sung vào chế độ ăn đã kích thích phản ứng miễn dịch và cải thiện tình trạng sức khỏe cá. 

    Thí nghiệm được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức:

    • Đối chứng: thức ăn
    • Yl-D1: thức ăn + Y. lipolytica D1
    • Yl-N6: thức ăn + Y. lipolytica N6 
    • Lm-β: thức ăn + β-glucan từ tảo nâu
    • Sc-β: thức ăn + β-glucan từ Saccharomyces cerevisiae

    Trong nghiên cứu này, hoạt tính diệt khuẩn chống lại V. parahaemolyticus ở phần dịch sau khi ly tâm máu tôm (HLS) của nghiệm thức cao hơn (21 đến 44%) so với nhóm đối chứng, cao nhất là ở nhóm Yl-N6 và Sc-β ở tuần thứ nhất, tiếp theo là Lm-β ở tuần thứ hai và nhóm Yl-N6 ở tuần thứ 3. 

    Tế bào máu tôm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thực hiện các chức năng như thực bào, đóng gói, lưu trữ và phóng thích pro-phenoloxidase. Trong nghiên cứu này, tổng tế bào máu (THC) đã gia tăng khi sử dụng các chất kích thích miễn dịch. Sau một tuần điều trị, tôm ở nhóm nghiệm thức Yl-N6, Yl-D1 và Lm-β cho thấy sự gia tăng đáng kể THC so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, chỉ tôm ở nghiệm thức Yl-N6 cho thấy hiệu quả bền vững theo thời gian so với nhóm đối chứng, có THC cao hơn 2,1; 1,6 và 2,1 lần lượt ở một, hai và ba tuần.

    Lysozyme là một enzyme kháng khuẩn, đóng vai trò thiết yếu trong phản ứng miễn dịch không đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Trong nghiên cứu này, hoạt tính lysozyme ở các nhóm thí nghiệm nhìn chung cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. 

    Thực bào là một cơ chế liên quan đến việc giải phóng các loại oxy phản ứng (ROS), có thể gây ra tổn thương tế bào. Do đó, động vật giáp xác tạo ra các enzym chống oxy hóa để ngăn ngừa và sửa chữa các thiệt hại do ROS. Superoxide dismutase (SOD) là một loại enzyme xúc tác quá trình khử O2thành O2 và hydrogen peroxide (H2O2). Nghiên cứu này đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể hoạt động enzyme SOD ở nghiệm thức Y. lipolytica (Yl-N6: 2,2 lần) trong tuần đầu tiên. Tuần thứ 2 và 3, Hoạt động SOD cũng cao hơn ở nhóm sử dụng Y. lipolytica và β-glucan so với nhóm đối chứng. Tương tự, hoạt động của catalase và peroxidase của tôm cũng tăng lên ở nghiệm thức sử dụng Y. lipolytica (Yl-N6 và Yl-D1), chủ yếu ở tuần đầu tiên. Cả hai enzyme này đều xúc tác cho H2O2 được giải phóng. 

    Để khám phá hoạt động điều hòa miễn dịch của Y. lipolytica, nghiên cứu này đã phân tích biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch trong tế bào máu. Sự hoạt hóa của hệ thống proPO đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch bẩm sinh của động vật giáp xác, đặc biệt là trong việc bảo vệ chống lại mầm bệnh. Một sự khác biệt đáng kể đã quan sát thấy trong biểu hiện gen proPO ở tất cả các nhóm (ngoại trừ Sc-β) khi so sánh với nhóm đối chứng ở tuần thứ nhất và thứ hai, cho thấy mức điều chỉnh cao nhất ở nhóm Y. lipolytica (Yl-N6). 

    Penaeidin (PEN) là các peptide kháng khuẩn (AMP) được tổng hợp trong tế bào máu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Trong nghiên cứu này, nghiệm thức Yl-D1 và Lm-β có biểu hiện gen PEN4 cao hơn đáng kể so với các nhóm khác trong tuần thứ nhất. Ở tuần thứ hai, biểu hiện gen PEN4 cũng tăng lên đáng kể ở nhóm Y. lipolytica (Yl-N6 và Yl-D1) so với nhóm đối chứng. Ngược lại, nhóm nghiệm thức Sc-β làm giảm sự biểu hiện gen PEN4 trong tế bào máu tôm thẻ. Như đã báo cáo trước đây, ảnh hưởng của glucan trong chế độ ăn đối với sự biểu hiện gen PEN trên tôm phụ thuộc vào nguồn gốc và cấu trúc hóa học của nấm men. 

    Trong số các vi sinh vật, nấm men đã chứng minh được tác dụng kích thích miễn dịch ở động vật giáp xác, có liên quan mật thiết với β-glucans nằm trong thành tế bào của chúng. Ngoài ra, nấm men tạo ra một số phân tử như:  axit amin, enzym, lipid, vitamin và nucleotide kết hợp với glucans, tạo ra tác dụng kích thích miễn dịch. Hơn nữa, chế độ ăn có bổ sung probiotic giúp thúc đẩy tăng trưởng, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của động vật. 

    Các kết quả thu được đã chứng minh rằng việc sử dụng Y. lipolytica (chủng N6 và D1) đã kích thích hoạt động diệt khuẩn, các thông số miễn dịch dịch thể và hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ. Nói chung, việc sử dụng 1,1% men Y. lipolytica có tác dụng kích thích mạnh hơn hơn so với các chất kích thích miễn dịch khác (glucans). Nghiên cứu này cho thấy khả năng ứng dụng nấm men Y. lipolytica như một chất kích thích miễn dịch tiềm năng trong nuôi tôm.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Cảnh giác với SHIV - bệnh mới trên tôm

    Loài virus mới có tên viết tắt là SHIV (Shirmp hemocyte iridescent virus), còn được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1), thuộc họ Iridoviridae. Virus này gây ra bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao cho tôm thẻ chân trắng, được phát hiện đầu tiên ở Chiết Giang, Trung Quốc từ năm 2014. Những năm trở lại đây bệnh xuất hiện và gây thiệt hại cho tôm nuôi ở Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều loài tôm mới cũng đã được phát hiện mang mầm bệnh như tôm bạc, tôm càng xanh…
    12/06/2020
    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Ngừng ăn cá Vẹt!

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!
    10/06/2020
    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

    Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.
    03/06/2020
    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Dịch chiết quế và gừng trị rô phi bị mắt lồi, xuất huyết

    Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, với tỷ lệ chết cao (gần như 100% từ khi phát hiện bệnh), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi, bệnh này được xác định do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra.
    03/06/2020
    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Bài toán vực dậy ngành hàng cá tra

    Mặc dù là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng nhưng xu hướng cá tra hiện đang trượt về giá trị, hẹp về thị trường. Để vực dậy ngành hàng này, hơn khi nào hết, cần sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp cùng các chính sách từ thị trường.
    27/05/2020
    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

    Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
    05/05/2020
    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

    Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
    28/04/2020
    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn. Để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:
    28/04/2020
    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.
    28/04/2020
    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Kịch bản nào cho giá tôm 2020?

    Năm 2020, Covid-19 phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.
    24/04/2020
    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

    Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
    15/06/2020
    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Lợi ích 'kép' từ mô hình vịt trên, cá dưới

    Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
    11/06/2020
    Zalo
    Hotline