Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

logo
EN

Kỳ vọng bứt phá tôm Việt
Ngày đăng: 08/01/2021 7187 Lượt xem

    tôm sú

    Năm 2021, hy vọng ngành tôm Việt sẽ bứt phá thành công.

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.

    Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu trong nước nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019.

    Hiện các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn để đưa ngành tôm khởi sắc hơn trong năm 2021.

    Giá tăng nhưng khan nguyên liệu

    Thời điểm gần cuối năm 2020, giá tôm tăng nhưng nguồn cung nguyên liệu lại khan hiếm bởi đây cũng chính là thời điểm cuối vụ thu hoạch tôm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do tác động từ dịch COVID-19, sản xuất của nhiều quốc gia vẫn còn bị ảnh hưởng lớn.

    Trong khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vẫn diễn ra hàng ngày thì nguồn cung lại eo hẹp hơn so với trước nên giá tôm xuất khẩu tăng cao, kéo theo giá tôm nguyên liệu trong nước cũng nhảy vọt.

    Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam nhìn nhận, giá tôm tăng là tín hiệu đáng mừng cho người nuôi nhưng số người nuôi được hưởng lợi từ đợt tăng giá này là không nhiều vì đây đã là thời điểm cuối.

    Thông thường, khi giá tôm tăng mạnh trở lại dịp cuối năm sẽ giúp người nuôi mạnh dạn hơn trong việc quyết định thả nuôi sớm. Nhưng do đến cuối tháng 10, giá tôm vẫn còn thấp, người nuôi cũng không mấy mặn mà trong việc tiếp tục thả nuôi vì chưa biết biến động của giá.

    Điều này khiến tôm nguyên liệu thiếu hụt sang đến đầu năm 2021 và khả năng giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng nếu như thị trường tiêu thụ không có nhiều biến động bất lợi - ông Võ Văn Phục - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood) chia sẻ.

    Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, giá tôm có thể giữ vững ở mức cao trong những tháng đầu năm 2021 hay không phụ thuộc rất nhiều vào cung – cầu của thế giới.

    Năm nay là năm thế mạnh của chế biến và xuất khẩu tôm, do các nước tập trung vào Việt Nam để mua. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã thiếu cân nhắc trong ký hợp đồng giao hàng, cung ứng nguồn tôm xuất khẩu cho nhà nhập khẩu. Vì muốn đẩy tốc độ tăng trưởng cả năm cao nên họ tập trung bán nhiều trong giai đoạn vừa qua. Do đó, dù giá tôm tăng cao nhưng nếu các doanh nghiệp không có hàng dự trữ thì cũng khó đáp ứng đơn hàng theo hợp đồng trong thời gian tới.

    Nguồn nguyên liệu tôm được dự báo sẽ khan hiếm trong thời điểm đầu năm 2021 bởi người nuôi chưa thả nuôi kịp để sản xuất gối đầu. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp là nhiều quốc gia; trong đó có nhiều thị trường truyền thống của ngành tôm Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc....

    Do đó, ngành tôm khó có thể dự báo được tình hình xuất khẩu vào đầu năm 2021. Hiện tại, một số thị trường đã đóng cửa nhà hàng để phòng, chống dịch nên kênh tiêu thụ này được nhận định chắc chắn tiếp tục sụt giảm.

    dây chuyền chế biến tôm

    Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy thuộc công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh: TTXVN

    Linh hoạt thị trường

    Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, một trong những kinh nghiệm được rút ra trong việc ứng phó với dịch COVID-19 là phải linh hoạt về thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.

    Các doanh nghiệp chuyển từ chế biến mặt hàng thế mạnh sang phục vụ nhu cầu của thị trường trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh.

    Trước đây, doanh nghiệp đóng gói tôm đông lạnh với trọng lượng khoảng 5-10kg/sản phẩm thì nay chỉ đóng từ 1-2kg/sản phẩm để giúp người tiêu dùng thuận lợi trong chi trả nhất là với bối cảnh nhiều người đang phải tiết kiệm chi tiêu để chống dịch.

    Cùng với các kênh tiêu thụ lớn tại siêu thị, đại lý bán lẻ thông qua sàn giao dịch điện tử bán hàng trực tiếp với các hộ dân trong điều kiện không cho họp chợ vì thực hiện giãn cách xã hội cũng được triển khai.

    Theo ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nhiều công ty chế biến xuất khẩu tại Bạc Liêu còn chế biến tôm nuôi theo mô hình công nghiệp, quảng canh; đồng thời, tập trung chế biến các mặt hàng tôm biển, cá biển, mực và chế biến cả mặt hàng làm thức ăn nhanh phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa trong điều kiện xuất khẩu gặp khó.

    Nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến mặt hàng phục vụ thị trường du lịch trong nước thông qua việc tham gia tạo ra các sản phẩm OCOP như: Công ty xuất khẩu thủy sản Tôm Việt, Công ty TNHH MTV Thanh Phu, Công ty cổ phần Công nghệ và đầu tư Cửu Long… với nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.

    Bên cạnh việc khai thác thêm thị trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Bạc Liêu vẫn duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống trước đây để tiếp tục xuất khẩu vào Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Đông... và tiếp tục mở rộng thêm thị trường mới ở các nước châu Á.

    Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020 cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

    Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, để có sản lượng và chất lượng tôm tốt hơn, cần thiết phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Bởi sản phẩm không chỉ muốn là bán được mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác khi họ cũng có khả năng phát triển rất nhanh như Ấn Độ, Indonesia,…

    Hiện khó có thể giảm giá thành, nên để cạnh tranh, chỉ còn cách tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn.

    Do đó, nguồn nguyên liệu khan hiếm là một lợi thế cho chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không đánh giá tình hình thế giới một cách toàn diện, không linh động trong sản xuất, chế biến thì không thể tận dụng được khó khăn để tìm ra cơ hội cho ngành tôm khởi sắc trong năm 2021.

    Nguồn Tép Bạc - Theo Hồng Nhung – Minh Hưng TTXVN
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản
    24/09/2020
    Zalo
    Hotline