Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

logo
EN

Kỳ vọng bứt phá tôm Việt
Ngày đăng: 08/01/2021 7151 Lượt xem

    tôm sú

    Năm 2021, hy vọng ngành tôm Việt sẽ bứt phá thành công.

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.

    Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu trong nước nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019.

    Hiện các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn để đưa ngành tôm khởi sắc hơn trong năm 2021.

    Giá tăng nhưng khan nguyên liệu

    Thời điểm gần cuối năm 2020, giá tôm tăng nhưng nguồn cung nguyên liệu lại khan hiếm bởi đây cũng chính là thời điểm cuối vụ thu hoạch tôm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do tác động từ dịch COVID-19, sản xuất của nhiều quốc gia vẫn còn bị ảnh hưởng lớn.

    Trong khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vẫn diễn ra hàng ngày thì nguồn cung lại eo hẹp hơn so với trước nên giá tôm xuất khẩu tăng cao, kéo theo giá tôm nguyên liệu trong nước cũng nhảy vọt.

    Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam nhìn nhận, giá tôm tăng là tín hiệu đáng mừng cho người nuôi nhưng số người nuôi được hưởng lợi từ đợt tăng giá này là không nhiều vì đây đã là thời điểm cuối.

    Thông thường, khi giá tôm tăng mạnh trở lại dịp cuối năm sẽ giúp người nuôi mạnh dạn hơn trong việc quyết định thả nuôi sớm. Nhưng do đến cuối tháng 10, giá tôm vẫn còn thấp, người nuôi cũng không mấy mặn mà trong việc tiếp tục thả nuôi vì chưa biết biến động của giá.

    Điều này khiến tôm nguyên liệu thiếu hụt sang đến đầu năm 2021 và khả năng giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng nếu như thị trường tiêu thụ không có nhiều biến động bất lợi - ông Võ Văn Phục - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood) chia sẻ.

    Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, giá tôm có thể giữ vững ở mức cao trong những tháng đầu năm 2021 hay không phụ thuộc rất nhiều vào cung – cầu của thế giới.

    Năm nay là năm thế mạnh của chế biến và xuất khẩu tôm, do các nước tập trung vào Việt Nam để mua. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã thiếu cân nhắc trong ký hợp đồng giao hàng, cung ứng nguồn tôm xuất khẩu cho nhà nhập khẩu. Vì muốn đẩy tốc độ tăng trưởng cả năm cao nên họ tập trung bán nhiều trong giai đoạn vừa qua. Do đó, dù giá tôm tăng cao nhưng nếu các doanh nghiệp không có hàng dự trữ thì cũng khó đáp ứng đơn hàng theo hợp đồng trong thời gian tới.

    Nguồn nguyên liệu tôm được dự báo sẽ khan hiếm trong thời điểm đầu năm 2021 bởi người nuôi chưa thả nuôi kịp để sản xuất gối đầu. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp là nhiều quốc gia; trong đó có nhiều thị trường truyền thống của ngành tôm Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc....

    Do đó, ngành tôm khó có thể dự báo được tình hình xuất khẩu vào đầu năm 2021. Hiện tại, một số thị trường đã đóng cửa nhà hàng để phòng, chống dịch nên kênh tiêu thụ này được nhận định chắc chắn tiếp tục sụt giảm.

    dây chuyền chế biến tôm

    Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy thuộc công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh: TTXVN

    Linh hoạt thị trường

    Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, một trong những kinh nghiệm được rút ra trong việc ứng phó với dịch COVID-19 là phải linh hoạt về thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.

    Các doanh nghiệp chuyển từ chế biến mặt hàng thế mạnh sang phục vụ nhu cầu của thị trường trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh.

    Trước đây, doanh nghiệp đóng gói tôm đông lạnh với trọng lượng khoảng 5-10kg/sản phẩm thì nay chỉ đóng từ 1-2kg/sản phẩm để giúp người tiêu dùng thuận lợi trong chi trả nhất là với bối cảnh nhiều người đang phải tiết kiệm chi tiêu để chống dịch.

    Cùng với các kênh tiêu thụ lớn tại siêu thị, đại lý bán lẻ thông qua sàn giao dịch điện tử bán hàng trực tiếp với các hộ dân trong điều kiện không cho họp chợ vì thực hiện giãn cách xã hội cũng được triển khai.

    Theo ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nhiều công ty chế biến xuất khẩu tại Bạc Liêu còn chế biến tôm nuôi theo mô hình công nghiệp, quảng canh; đồng thời, tập trung chế biến các mặt hàng tôm biển, cá biển, mực và chế biến cả mặt hàng làm thức ăn nhanh phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa trong điều kiện xuất khẩu gặp khó.

    Nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến mặt hàng phục vụ thị trường du lịch trong nước thông qua việc tham gia tạo ra các sản phẩm OCOP như: Công ty xuất khẩu thủy sản Tôm Việt, Công ty TNHH MTV Thanh Phu, Công ty cổ phần Công nghệ và đầu tư Cửu Long… với nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.

    Bên cạnh việc khai thác thêm thị trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Bạc Liêu vẫn duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống trước đây để tiếp tục xuất khẩu vào Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Đông... và tiếp tục mở rộng thêm thị trường mới ở các nước châu Á.

    Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020 cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

    Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, để có sản lượng và chất lượng tôm tốt hơn, cần thiết phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Bởi sản phẩm không chỉ muốn là bán được mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác khi họ cũng có khả năng phát triển rất nhanh như Ấn Độ, Indonesia,…

    Hiện khó có thể giảm giá thành, nên để cạnh tranh, chỉ còn cách tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn.

    Do đó, nguồn nguyên liệu khan hiếm là một lợi thế cho chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không đánh giá tình hình thế giới một cách toàn diện, không linh động trong sản xuất, chế biến thì không thể tận dụng được khó khăn để tìm ra cơ hội cho ngành tôm khởi sắc trong năm 2021.

    Nguồn Tép Bạc - Theo Hồng Nhung – Minh Hưng TTXVN
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn (NaCl) và pH nào?
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline