Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

logo
EN

Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi
Ngày đăng: 23/11/2021 8654 Lượt xem

    cá rô phi

    Vi khuẩn Aeromonas hydrophila được cho là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá Rô phi, với những biểu hiện xuất huyết bên ngoài và các cơ quan nội tạng. Ảnh minh họa

    Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Ai Cập cho thấy chiết xuất từ dâu tằm trắng có khả năng tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa kháng lại mầm bệnh do Aeromonas hydrophila trên cá rô phi.

    Dâu tằm trắng một loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định các lợi ích khác nhau của nó trong việc cải thiện sức khỏe và chống ung thư, những vấn đề mà hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm.

    Dâu tằm trắng chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng bao gồm: sắt, riboflavin, vitamin C, vitamin K, kali, phốt pho và canxi. Ngoài ra cây dâu tằm trắng còn có mặt nhiều thành phần hoạt tính sinh học như flavonoid, polyphenol, ancaloit, terpenoit, steroid, tanin và pectin. Chúng có vai trò quan trọng trong kích thích miễn dịch và kháng bệnh.

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.

    dâu tằm trắng

    Cây dâu tằm (Morus alba) tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Châu Á.

    Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức được bổ sung chiết xuất từ lá dâu tằm với các nồng độ 1,3 và 5 g/kg MAL tương ứng MAL 1 , MAL 3 và MAL 5 và nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất chiết trong vòng 30 ngày.

    Sau đó cá được cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila với nồng độ 0,5 ml × 10 8  để theo dõi tỷ lệ sống và khả năng đáp ứng miễn dịch.

    Dấu hiệu bệnh lý của cá rô phi nhiễm Aeromonas hydrophila

    Kiểm tra lâm sàng các mẫu cá bị bệnh cho thấy sự hiện diện của các dấu hiệu chung của nhiễm trùng huyết bao gồm xuất huyết các mảng trên da, gốc vây ngực và xung quanh lỗ hậu môn. Quan sát thấy vảy bong tróc, mòn vây và loét da. Viêm xoang bụng, bong tróc niêm mạc ruột và nội tạng có dịch màu vàng. Gan bị xung huyết và một số trường hợp gan nhợt nhạt, túi mật căng phồng. Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila tỷ lệ tử vong dao động từ 30-70% ngoài tự nhiên.

    cá nhiễm vi khuẩn

    Hình 1: Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila cho thấy xuất huyết da; Hình 2: Cá bị xuất huyết ở gốc vây ngực, vây lưng và vết loét da. Hình 3: Viêm ruột nặng, xung huyết và xuất huyết trên cá bị nhiễm vi khuẩn; Hình 4: Tình trạng viêm ruột (a) ruột chứa đầy dịch mủ, (b) gan to nhợt nhạt, (c) túi mật to.

    Cá rô phi được bổ sung chiết xuất lá dâu tằm cho thấy khả năng miễn dịch được cải thiện thông qua các chỉ số oxy hóa. Sự gia tăng phosphatase kiềm, aminotransferase, lactate dehydrogenase và malondialdehyde (ALP, ALT, AST, LDH và MDA) ở tất cả các nghiệm thức bổ sung chiết xuất lá dâu và cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 5g/kg MAL.
    Sau khi thử thách với vi khuẩn A. Hydrophila, các nghiệm thức bổ sung chất chiết lá dâu, đặc biệt là nghiệm thức bổ sung 5g/kg MAL cho khả năng miễn dịch cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại thể hiện qua chỉ số immunoglobulin M, lysozyme, nitric oxide, catalase và superoxide dismutase và biểu hiện gen đồng minh của chúng (IgM, CAT và SOD). Hơn nữa, ở nghiệm thức này còn cho thấy phản ứng chống oxy hóa và miễn dịch mạnh hơn 1g/kg MAL và 3g/kg MAL. 
    Ở những nhóm được thử thách, có sự ức chế biểu hiện gen của interleukin (8 và 1 beta) và interferon ɤ (IL8. IL-1β và INFɤ). 
    Cá rô phi được thử thách bởi A. hydrophila cho thấy tỷ lệ tử vong ở nghiệm thức đối chứng CT tăng cao (80%), tiếp theo là các nhóm được bổ sung MAL 1 và MAL 3 là (73,33%) trong đó MAL 5 là 20%. 
    Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung chất chiết từ lá dâu tằm trắng với nồng độ 5Ng/kg MAL có thể bảo vệ cá rô phi khỏi những thay đổi sinh hóa huyết cầu và tăng cường phản hồi miễn dịch, bảo vệ chống oxy hóa và khả năng chống lại A. hydrophila .
    Nguồn: Ahmed N.F.Neamat-Allah et al (2021). Effects of dietary white mulberry leaves on hemato-biochemical alterations, immunosuppression and oxidative stress induced by Aeromonas hydrophila in Oreochromis niloticus, ScienceDirect, 01/2021
    Nguồn Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline