Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

logo
EN

Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng
Ngày đăng: 04/08/2020 7527 Lượt xem

    Nhiều biện pháp dinh dưỡng đã được sử dụng nhằm giảm tác động của stress nhiệt đến cơ thể gia cầm trong những ngày nắng nóng.

    Tăng mật độ năng lượng khẩu phần

    Năng lượng thường được xem một cách đơn giản như là một đặc tính vật lý và không phải là hợp chất hóa học đặc biệt (dinh dưỡng). Việc tăng năng lượng khẩu phần ăn chính là tăng cường sử dụng dầu và chất béo. Hiện nay, việc xây dựng công thức thức ăn cho gia cầm ở những vùng nhiệt đới, người ta thường tăng mức năng lượng cho những khẩu phần này bằng cách thêm béo. Việc bổ sung béo vào khẩu phần cũng làm gia tăng giá trị năng lượng của các thành khác trong thức ăn và làm giảm tốc độ truyền thức ăn trong đường tiêu hóa và do đó tăng độ hấp thu dưỡng chất tối đa. Theo khuyến cáo, nên tăng lượng khẩu phần 10 - 20%, với mức độ chính xác tùy thuộc vào năng lực sản xuất thức ăn và mức năng lượng hiện tại trong thức ăn.

    Giảm chất xơ trong khẩu phần

    Trong số tất cả các chất dinh dưỡng, chất xơ là chất tạo ra nhiệt nhiều nhất trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa. Do đó, việc giảm hàm lượng chất xơ vào mùa nóng vẫn là một giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, phương pháp này không hề đơn giản: Không đủ chất xơ, gia cầm có nguy cơ mắc táo bón. Vì vậy, giải pháp cân bằng các nguồn chất xơ sẽ tốt hơn và thích hợp hơn so với việc chỉ giảm hàm lượng xơ thô.

     

    Giảm protein thô

    Protein dư thừa đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng để loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Do đó, khẩu phần protein thừa trong mùa hè đang góp phần làm khó chịu và giảm lượng thức ăn ăn vào. Bằng cách cân bằng tốt hơn giữa hàm lượng các axit amin trong thức ăn và nhu cầu của động vật có thể giảm dư thừa protein. Việc sử dụng các axit amin tinh thể là một giải pháp phù hợp trong công thức mùa hè. Giảm hơn 2% protein thô trong khẩu phần chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng có trình độ cao vì điều này có thể làm cho các công thức bị mất cân bằng nghiêm trọng về axit amin, mà trước khi điều chỉnh thường không có vấn đề gì.

     

    Chất bổ sung

    Việc bổ sung thêm vitamin, điện giải và chất chống ôxy hóa vào nước uống cũng hữu ích khi gia cầm bị stress nhiệt. Bổ sung Vitamin C có thể coi là giải pháp tốt nhất trong số các vitamin và việc sử dụng Vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống cũng đã trở nên phổ biến ở vùng có khí hậu nóng. Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng 1 g Vitamin C/1 lít nước uống suốt mùa nóng. Người nuôi cũng có thể làm giảm tác hại của stress nhiệt trên năng suất trứng bằng cách bổ sung Vitamin A (liều 8.000 IU/kg thức ăn) vào khẩu phần. Bổ sung Vitamin E cũng có lợi cho năng suất trứng khi trời nóng và làm tăng độ hấp thụ thức ăn, tăng độ chắc của lòng trắng và lòng đỏ.

     

    Theo Thanh Hiếu - Người Chăn Nuôi

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Đồng Tháp: Giá ếch giống, giá ếch thịt rủ nhau tăng, thương lái lặn lội vào tận vèo thu mua

    Đồng Tháp: Giá ếch giống, giá ếch thịt rủ nhau tăng, thương lái lặn lội vào tận vèo thu mua

    Khoảng 3 tuần trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giá ếch thịt được thương lái đến tận vèo thu mua ở mức 29.000 - 30.000 đồng/kg, cao hơn tháng trước khoảng 7.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá ếch giống dao động từ 300 - 400 đồng/con, tăng khoảng 150 - 200 đồng/con so với tháng trước.
    10/06/2020
    Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella

    Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella

    Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê. Cá lớn thường dễ mẫn cảm với bệnh hơn.
    15/12/2018
    Zalo
    Hotline