Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

logo
EN

Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột
Ngày đăng: 23/07/2020 19329 Lượt xem

    cá tra giống

    Cá tra giống.

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.

    Nghề nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh từ 1996, khi sản xuất giống nhân tạo loài này thành công, và hiện tại được canh tác mức độ thâm canh trong ao. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong sản xuất giống cá tra hiện nay là tỉ lệ chết cao, có khi lên đến 90% giai đoạn từ cá bột lên hương.

    Nguyên nhân chủ yếu gây chết là do hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau trong khoảng thời gian 40 giờ sau khi nở đến 3 ngày tuổi và không có đủ thức ăn phù hợp (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2016). Cải thiện tỉ lệ sống của cá tra giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống là một giải pháp cải thiện chất lượng giống và nâng cao hiệu quả sản xuất. 

    Một số giải pháp nhằm cải thiện tỉ lệ sống của cá tra đã thực hiện như thả cá bột sớm (20-24 giờ sau khi nở) vào ao đã được gây nuôi thức ăn tự nhiên có thể hạn chế tập tính ăn thịt lẫn nhau làm nâng cao tỉ lệ sống lên đến 15-20%. Cá có cỡ miệng 190-250 µm sau khi nở 30 giờ  thì cá tra bột có thể ăn các cá thể Cladocera kích thước nhỏ tại thời điểm ăn thức ăn ngoài, việc cung cấp luân trùng (từ 5-7 cá thể/mL) trong 3 ngày đầu đã cải thiện đáng kể tỉ lệ sống của cá tra bột (Phạm Thị Hồng, 2012). 

    Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của các tra bột bao gồm mật độ nuôi, khẩu phần ăn và mật độ mồi. Slembrouck et al. (1999) ương cá tra với khẩu phần ăn gấp 9 lần khả năng bắt mồi (tương đương 27 Artemia/cá bột) thì tỉ lệ sống của cá tra bột đạt cao nhất (60,5%) ở mật độ ương 10 con/L tiếp theo là ở mật độ 30 con/L (52%). Ngoài ra, bổ sung tảo vào bể ương cá bơn Đại Tây Dương có ảnh hưởng đến chế độ sáng trong bể, do đó làm thay đổi tập tính phân bố và bắt mồi của cá bột (Naas et al., 1992). 

    Vì vậy, trong nghiên cứu này thì các yếu tố ảnh hưởng đến tập tính ăn thịt lẫn nhau của cá tra bột bao gồm mật độ cá nuôi, mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn được khảo sát nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao tỉ lệ sống của cá tra. 

    Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ thả bột đến tỉ lệ sống của cá tra bột 

    Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mật độ nhằm tìm ra mật độ phù hợp cho ương cá tra trong hệ thống bể, làm cơ sở cho việc bố trí các thí nghiệm với mật độ và kích thước phiêu sinh vật. Cá tra bột (khối lượng trung bình 1,1 mg/con) được ương với 4 mật độ khác nhau là 5, 10, 15, và 20 con/L.

    Cá bột được cho ăn thức ăn tự nhiên gồm hỗn hợp động vật phiêu sinh (gồm luân trùng và Moina) được nuôi cấy từ ao đất. Thức ăn được cấp vào bể ngay sau khi thả cá với mật độ mồi trong khoảng 5-7 cá thể/mL

    Thí nghiệm ảnh hưởng của kích thước và mật độ thức ăn đến tỉ lệ sống của cá tra bột

    Thí nghiệm này cá tra bột (1,1 mg/cá thể) được thả ương mật độ 5 cá/L (kết quả tốt nhất từ thí nghiệm thứ nhất). Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức (NT) với 3 kích cỡ con mồi là 60-90, 100-120, và 160-180 µm, kết hợp 3 mật độ con mồi là 5, 10, và 15 cá thể/mL. Thức ăn tự nhiên gây nuôi trong ao đất, được lọc qua 4 lưới lọc lần lượt là 200, 150, 100 và 60 µm. 

    Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ tảo đến tỉ lệ sống của cá tra bột 

    Cá bột thí nghiệm được ương nuôi trong môi trường nước xanh với 4 mật độ tảo khác nhau là 0,15, 0,3, 0,5 và 1,0 triệu tế bào/mL. Cá được thả ương với mật độ tốt nhất của thí nghiệm thứ nhất (5 con/L). Thức ăn tự nhiên và mật độ thức ăn là kết quả cho tỉ lệ sống cao nhất của thí nghiệm hai (cỡ thức ăn 100-120 µm, duy trì ở mật độ 10 cá thể/mL). 

    Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng quyết định đến tỉ lệ sống của cá tra bột.

    Duy trì mật độ phiêu sinh vật từ 5-7 con/mL và mật độ tảo từ 0,15-0,3 triệu tế bào/mL, tỉ lệ sống đạt cao nhất (30,1±5,7%) khi gia tăng mật độ ương cá gấp 5 lần (5 cá/L) so với mật độ ương trong ao đất. 

    Tỷ lệ sống của cá tra bột chịu tác động tương tác (p<0,05) của mật độ và kích cỡ con mồi, tỉ lệ sống cao nhất (33,6 ± 6,6% và 27,9±1,9%) quan sát được khi cá ăn cỡ mồi 100-120 μm với mật độ 10 và 15 con/mL. Trong khi đó tăng trưởng của cá lại chịu ảnh hưởng bởi kích cỡ con mồi, với mồi cỡ 60-90 μm cá có tăng trưởng cao nhất (33,0±0,8 %/ngày). 

    Gia tăng mật độ tảo có khả năng cải thiện tỉ lệ sống của cá tra bột. Mật độ tảo 1,0 triệu tế bào/mL cho tỉ lệ sống cao nhất (33,1±4,4%) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức không có tảo và các nghiệm thức có mật độ tảo từ 0,15 đến 0,5 triệu tế bào/mL. Mật độ tảo thích hợp giúp cá bột phân tán đều trong bể nuôi và giảm cơ hội tiếp xúc giữa các cá thể, hạn chế ăn thịt lẫn nhau.

    Nguồn Tép Bạc - Theo Phạm Thanh Liêm, Võ Thanh Toàn và Nguyễn Hồng Quyết Thắng.

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn (NaCl) và pH nào?
    29/12/2020
    Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

    Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

    Vào mùa lạnh, tỷ lệ gia súc bị chết thường tăng cao do đói và rét, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Việc tìm hiểu và sử dụng thức ăn hợp lý là hết sức quan trọng, để tránh thiệt hại về kinh tế
    22/12/2020
    Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

    Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

    Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tôm cá và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình nuôi.
    10/12/2020
    Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

    Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

    Công nghệ chăn nuôi heo tiết kiệm nước trên mô hình chuồng sàn đã cho thấy nhiều ưu điểm như tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và phòng tránh dịch bệnh
    07/12/2020
    Giá tôm sú oxy đang tăng

    Giá tôm sú oxy đang tăng "nóng" tại Bạc Liêu

    Liên tục trong khoảng 2 tuần qua, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng đột biến, có loại tăng đến gần 100.000 đồng/kg, người nuôi tôm trong tỉnh rất phấn khởi, nhưng cũng có chút buồn vì tại thời điểm này người nuôi tôm không có sản phẩm để bán.
    04/12/2020
    5 loại hải sản ngon - bổ - khỏe

    5 loại hải sản ngon - bổ - khỏe

    Khẩu phần thủy hải sản trong bữa ăn sẽ giúp con người có sức khỏe dẻo dai và nâng cao tuổi thọ hơn, cơ thể con người chuyển hóa 10% dinh dưỡng từ lượng thịt thủy hải sản chúng ta tiêu thụ.
    03/12/2020
    Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

    Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

    Dịch bệnh luôn là mối lo ngại trong phát triển thủy sản nói chung nhất là với nuôi tôm, bởi đây là nhân tố làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng chi phí cho người nuôi. Do đó, cần có kế hoạch quốc gia và huy động được các nguồn lực, sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh.
    01/12/2020
     Doanh nghiệp cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá cá tra thấp sang Trung Quốc

    Doanh nghiệp cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá cá tra thấp sang Trung Quốc

    VASEP khuyến cáo các DN chế biến, XK cá tra thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không những không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
    30/11/2020
    Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

    Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt rất quan trọng, chiếm hơn 10% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, giống như nhiều loài thủy sản nuôi khác, loài cá này cũng bị rất nhiều bệnh, tạo nhiều thách thức cho nghề nuôi cá.
    24/11/2020
    Đồng Tháp: Nuôi lươn đồng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, nông dân Hồng Ngự trúng lớn

    Đồng Tháp: Nuôi lươn đồng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, nông dân Hồng Ngự trúng lớn

    Mô hình nuôi lươn đồng trong bể lót bạt ở huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) không mất nhiều chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt có thể tận dụng hiệu quả lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Đó là những lý do chính hấp dẫn được nhiều nông dân vùng thượng nguồn sông Tiền lựa chọn thời gian gần đây.
    23/11/2020
    Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

    Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

    Ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB để tăng cường miễn dịch, kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND ở tôm thẻ chân trắng.
    20/11/2020
    Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

    Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

    Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) là một bệnh phổ biến trên heo. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của heo
    20/11/2020
    Zalo
    Hotline