Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

logo
EN

Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học
Ngày đăng: 29/07/2020 9546 Lượt xem

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.

    Từ năm 2010 đến tháng 4/2013, Hà Nam đã xây dựng được 1.120 mô hình với tổng diện tích đệm lót sinh học là 17.750 m2 cho chăn nuôi heo. Hiện tỉnh đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót cho các hộ chăn nuôi áp dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học với mức 165.000 đồng/m2 đối với các hộ làm từ 10m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con trên một lứa. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ cho công tác đào tạo, tập huấn về quy trình, kỹ thuật đối với các hộ nuôi.

    Chuồng trại nuôi heo đạt chuẩn

    Một chuồng, trại nuôi heo được cho là đạt tiêu chuẩn khi có đầy đủ các điều kiện: Chiều rộng 4-5m, dài không hạn chế, mái cao 2,3-2,7m, đỉnh cao 3,8 - 4,5m. Tường bao cao 1-1,2m; diện tích chuồng từ 10m2-20m2. Nuôi khoảng 15 con heo/20m2 là hợp lý nhất.

    Vật liệu làm tường bao, tường ngăn, mái tùy điều kiện cụ thể của địa phương. Cấu trúc chuồng hở, mái kép để thoáng. Khi xây mới nền chuồng đất nền phải được nện chặt, không nên láng xi măng. Với chuồng cũ cải tạo, các hộ nuôi cần thiết kế loại đệm lót trên mặt đất, nếu nền cũ bằng nền xi măng có thể giữ nguyên, nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, cách 30cm đục 1 lỗ. hoặc phá nền cũ để tạo nền chuồng mới.

    Máng ăn và vòi uống nước tự động cho heo phải đặt ở 2 phía đối nhau để heo tăng sự vận động, đồng thời làm đảo trộn chất độn giúp cho việc lên men tốt hơn. Máng ăn nên cao hơn bề mặt đệm lót trên dưới 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Các hộ chăn nuôi heo lưu ý xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. Thiết kế hệ thống phun nước để làm mát và giữ độ ẩm đệm lót thường xuyên.

    Mô hình chuồng heo đạt tiêu chuẩn

    Kỹ thuật làm đệm lót sinh học đúng cách

    Tại buổi Hội thảo: Giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, Trung tâm Giao dịch Thông tin Công nghệ Việt Nam đã hướng dẫn cụ thể bà con cách làm đệm lót sinh học đạt tiêu chuẩn.

    Theo tài liệu của Trung tâm, có 3 loại đệm lót chính: Loại đệm lót dưới mặt đất - đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót; loại đệm lót nổi trên mặt đất - xây cao tường bao với chiều cao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót; loại đệm lót nửa dưới mặt đất - đào xuống đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.

    Tùy thuộc địa thế của chuồng trại, các hộ chăn nuôi heo có thể chọn 1 trong 3 loại đệm lót trên.

    Độ dầy đệm lót thay đổi theo mùa, mùa hè là 40 - 60cm; mùa đông là 60 - 90cm. Độ dầy của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men sinh học và do vật nuôi dẫm đạp nên khi làm mới thường tăng thêm độ dầy lên 20% so với ban đầu. Ví dụ: nếu cần độ dầy đệm lót là 60cm thì khi làm phải tăng thêm 12cm thành 72cm.

    Nguyên liệu làm đệm lót có thể là mùn cưa (của các loại gỗ cứng), trấu nghiến, vỏ hạt bông, lạc, thân cây bông nghiền, lõi ngô, thân cây ngô nghiền…

    Sau khi hoàn thành đệm lót sinh học, các hộ chăn nuôi cần đưa heo vào chuồng đúng cách. Heo phải cùng 1 ổ và trọng lượng tương đồng; phân riêng các con heo khỏe, yếu. Trường hợp khác ổ có thể đánh nhau, nhưng chỉ 2 ngày sau là hết. Nếu cần có thể dùng rượu phun lên mình heo bị cắn và mũi heo hay cắn.

    Các hộ chăn nuôi cần chú ý tránh phản ứng stress do heo được thả vào trong môi trường mới làm ảnh hưởng đến công năng tiêu hóa ở dạ dầy ruột, cần chú ý trong ngày đầu chỉ cho ăn một ít rau xanh sau đó cho ăn 1 lượng nhỏ thức ăn, sau đó tăng dần dần lượng thức ăn cho đến ngày thứ 7 thì cho ăn bình thường. Có thể bổ sung thêm premix khoáng vitamin.

    Bước cuối cùng là thường xuyên kiểm tra đệm lót bằng cách quan sát bề mặt đệm lót, quan sát độ ẩm của đệm lót (nên duy trì độ ẩm là 40%). Thường xuyên quan sát phân heo, tốt nhất là heo thải phân phân tán (khác với nuôi heo truyền thống là cần heo thải phân tập trung) sẽ có lợi cho lên men phân. Quan sát thực ăn của heo, cho heo ăn một lượng thức ăn thích hợp không dư thừa.

    Một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật làm đệm lót sinh học là phải duy trì hệ sinh thái vi sinh vật ở đệm lót. Nếu đệm lót kết bánh, thành tảng sẽ làm cho độ phân giải giảm, cần thay thế đệm lót. Cụ thể, nông dân phải hót đi đệm lót tầng mặt khoảng 20 - 30cm, nếu tầng dưới có mùi bình thường, có khi có mùi thơm thì giữ làm nguồn men giống cho lần đệm lót sau nên chỉ cần thay thế tầng mặt. Qua 2 lần sử dụng có thể nghiên cứu thay toàn bộ cả tầng dưới. Lưu ý là có thể nghiên cứu dùng lại độn lót cũ sau khi đã phơi khô, nhưng tối đa chỉ dùng lại 50%. Vào mùa đông có thể tăng nhiệt bằng cách cho thêm 1 lít vi sinh/1m2, hoặc độ ẩm quá cao sẽ cho thêm 1kg bột vi sinh/m2.

    Về tình hình sử dụng đệm lót sinh học ở Việt Nam, theo Cục Chăn nuôi, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học. Bởi tỉnh này có nhiều chính sách đi kèm khuyến khích và hỗ trợ tối đa cho các cơ sở chăn nuôi heo áp dụng quy trình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Hương Giang - Nguồn: Vietq.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Trong chăn nuôi gia cầm, nhu cầu protein chính là nhu cầu các axit amin, vì thế việc sử dụng hiệu quả protein chính là cân bằng tối ưu nhu cầu các axit amin. Bổ sung các axit amin đúng cách là giải pháp quan trọng để cân bằng tối ưu các axit amin trong khẩu phần ăn nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
    11/03/2021
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.
    26/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Zalo
    Hotline