Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

logo
EN

Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính
Ngày đăng: 05/09/2020 13440 Lượt xem

    Tôm nhiễm mầm bệnh

    Nhiều tác nhân chưa xác định cùng gây ra nhiều bệnh một lúc cho tôm.

    Nhiều tác nhân chưa xác định cùng gây ra nhiều bệnh một lúc cho tôm chứ không phải cùng một tác nhân mà gây ra nhiều bệnh được.

    Phân trắng, căn bệnh dễ nhận biết nhất ở tôm khi có nhiều dải phân dài xuất hiện trong vó ở các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ. Hội chứng này “đánh” vào đường ruột tôm, cũng thường được phát hiện đồng thời với các vấn đề vệ sinh xung quanh trại, cộng với quá trình phát triển của tôm bị giảm sút, kích cỡ chênh lệch, giảm ăn và tỷ lệ chết mãn tính cao.

    Ở các khu vực xuất hiện phân trắng thì các mầm bệnh khác cũng được ghi nhận. Thứ nhất là EHP, vi bào tử trùng này là một vi sinh vật sinh sản bằng cách sao chép trong nội bào, gây thoái hóa tế bào chất của các mô gan tụy. Mầm bệnh này xuất hiện nhiều trên tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á. Tôm nhiễm EHP sẽ chậm phát triển, kích thước nhỏ hơn so với tuổi. Nặng hơn, tôm sẽ mềm vỏ, lờ đờ, giảm ăn và bị hiện tượng ruột đứt khúc.

    Sự đồng nhiễm còn kết hợp với căn bệnh thứ ba là EMS “đánh” vào gan tụy, làm gan tụy tôm bị hoại tử, teo nhỏ, ngày càng nhiều các mô gan tụy bị nhiễm và đồng thời tăng tính nhạy cảm cho tôm với vibrio sp. Vậy phải chăng sự đồng nhiễm này do cùng một tác nhân?

    Microsporidia là một ngành động vật rộng lớn bao gồm hơn 1400 sinh vật. Chúng dễ dàng lây nhiễm sang nhiều vật chủ thủy sinh và là những mầm bệnh lây lan cao nhất trong môi trường nước. Chúng đã từng gây nên những vấn đề nhức nhói nhiều năm liền trên tôm sú. Tuy nhiên mãi đến 2009 thì mầm bệnh này mới được công bố một cách đầy đủ và xác định đó là EHP, lây rộng rãi trên nhiều loài tôm nuôi và nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau. EHP lây nhiều nhất theo chiều ngang khi tôm khỏe sống chung một khu vực với tôm bệnh, đồng thời là việc ăn thịt đồng loại, nước, đất hay các dụng cụ dùng chung cũng dễ bị nhiễm. Loài này sản sinh bào tử kích thước khá nhỏ 1-4μm nhưng có khả năng đục thủng tế bào vật chủ và tiêm vào đó chất gây độc. Khả năng cao thì EHP cũng là một mầm bệnh cơ hội như chúng ta đã biết đối với vibrio sp.

    Trong trường hợp tôm nhiễm EHP thì cũng thường có sự nhầm lẫn về tác nhân, do không có dấu hiệu cụ thể và có sự đồng nhiễm với các bệnh khác nhất là hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Khi bị đồng nhiễm, sự phá hủy gan tụy của tôm ngày càng tăng và tính nhạy cảm của tôm với Vibrio sp ngày càng lớn. Vibrio sp cũng chỉ là mầm bệnh cơ hội sau khi tôm đã nhiễm vi bào tử trùng EHP.

    Khi tôm bị phân trắng, các chuyên gia cũng phát hiện nhiều tác nhân cùng một lúc trong các mô bị nhiễm. Đó là ký sinh trùng gragarine, vi khuẩn vibrio sp và có cả vi bào tử trùng EHP. Đến thời điểm hiện tại, chưa xác định được tác nhân chính là loài nào. Bởi vì tôm khỏe cũng dễ dàng mang 1 trong các mầm bệnh này trong cơ thể. Một số tài liệu khác nhau đưa ra nhiều giả thuyết về tác nhân gây của bệnh WFS này, đó là vibrio, gregarine, Bacilloplasma sp. và Phascolarcobacterium sp. Vậy có thể quả quyết rằng nhiều tác nhân chưa xác định cùng gây ra nhiều bệnh một lúc cho tôm chứ không phải cùng một tác nhân mà gây ra nhiều bệnh được.

    Có thể thấy rằng 3 căn bệnh này đã gây ra dịch rộng lớn trên các khu vực nuôi. Hơn cả bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng ngày càng lây lan mạnh trên nhiều khu vực nuôi tôm thẻ ở Việt Nam. Tôm nuôi không chết nhưng lại không lớn, người nuôi càng dùng nhiều phương pháp chữa trị thì tôm càng còi cọc do chưa xác định được mầm bệnh gốc là loài nào? Tuy cũng có loại có hiệu quả nhưng lại thường kéo dài ra rất nhiều thời gian làm chi phí nuôi và chữa trị bệnh tăng cao, kết quả làm hiệu suất và lợi nhuận của vụ nuôi giảm đáng kể.

    Cả đường ruột và gan tụy, hai cơ quan quan trọng nhất của tôm đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc thì chẳng khác nào là ao tôm nuôi đã “lâm vào đường cùng”. Do đó, cần làm tốt công tác giữ sạch môi tường nuôi, nuôi tôm một cách an toàn bền vững, diệt khuẩn, thay nước thường xuyên để ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh trong ao. Đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tôm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch sẽ giúp tôm mạnh mẽ mà “đương đầu” với những dịch bệnh nguy hiểm.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Sau khi 25% thuế quan được loại bỏ đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ, NK cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng.
    09/08/2020
    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Dù gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, song xuất khẩu tôm vẫn giữ được sự tăng trưởng, đem về 2 tỷ USD. Điều đặc biệt, con tôm Việt Nam đang cực kỳ đắt khách trên đất Mỹ.
    09/08/2020
    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Trong thời điểm khó khăn hiện nay việc liên kết, tiêu thụ cá tra trong nước và xuất khẩu là vấn đề được quan tâm ở nhiều doanh nghiệp chế biến và người nuôi.
    09/08/2020
    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona và các biện pháp chống dịch toàn cầu đang đe dọa đến ngành thủy sản, khi Trung Quốc luôn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới.
    07/08/2020
    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.
    06/08/2020
    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.
    05/08/2020
    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Nhiều biện pháp dinh dưỡng đã được sử dụng nhằm giảm tác động của stress nhiệt đến cơ thể gia cầm trong những ngày nắng nóng
    04/08/2020
    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Quần thể vi khuẩn có thể được thay đổi tốt hơn bằng cách bổ sung các thành phần nhất định vào khẩu phần ăn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool ở Anh cho biết
    04/08/2020
    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn không bùn, nuôi cá lóc trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất Gia Viễn, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
    04/08/2020
    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi.
    03/08/2020
    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Để xử lý nguồn chất thải từ nuôi tôm cá thâm canh các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp để xử lý nhằm làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
    30/07/2020
    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    Việt Nam có những giống gà độc đáo, nổi tiếng trong lịch sử, như những sản vật tiến vua. Việc phát triển các hình thức nuôi gà đã được nhiều người lựa chọn, không chỉ là sản vật mà còn giúp phát triển kinh tế.
    30/07/2020
    Zalo
    Hotline