Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

logo
EN

Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ
Ngày đăng: 29/12/2020 12702 Lượt xem

    bệnh gan thận mủ trên cá tra

    Cá tra bị bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

    Các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn (NaCl) và pH nào?

    Nuôi trồng thủy sản hiện là một trong những ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là ở khu vực Châu Á. Sau bao nhiêu biến động, cá tra vẫn đang là một trong những sản phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam, hầu hết được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các sản phẩm cá tra hiện tại được xuất khẩu sang gần 140 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và các nước thuộc khối liên minh EU.

    Thật ra ngành nuôi cá tra ở Việt Nam đã bắt đầu tăng trưởng từ năm 2006. Nhưng sự phát triển bền vững của ngành này lại bị đe dọa liên tục bởi sự bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Các bệnh do vi khuẩn được báo cáo là tác nhân gây bệnh chính lên cá tra nuôi ở Việt Nam, với hơn 50% tổng thiệt hại có thể xảy ra cho các trại sản xuất dịch bệnh bao phủ. Trong đó, bệnh gan thận mủ (BNP) là một bệnh nguy hiểm trên cá tra, do vi khuẩn gram âm Edwardsiella ictaluri gây ra. Và đây cũng là bệnh nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề nhất với các hệ thống sản xuất. Các vấn đề môi trường, mà cụ thể là sự dao động nhiệt độ, pH và độ mặn trong nước có làm tăng tính nhạy cảm của cá tra với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri hay không vẫn chưa rõ ràng.

    Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, khi mực nước biển tăng cao, độ mặn và sự thay đổi pH ở vùng hạ lưu rộng lớn. Và đây cũng chính là trung tâm khu vực nuôi cá tra. Các đợt bùng phát dịch bệnh gan thận mủ trên cá tra được báo cáo thường xuyên trong suốt chu kỳ sản xuất. Nhưng theo quan sát, tỷ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận khi chất lượng nước ao nuôi bị thay đổi nhanh chóng, thời điểm giao mùa mưa với lượng mưa tăng cao. Để đánh giá tầm quan trọng của các điều kiện môi trường đối với sự tương tác giữa vật chủ và mầm bệnh. Bài viết này xác định sự sống sót và phát triển của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, cùng với việc đánh giá các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của vi khuẩn lên cá tra trong phòng thí nghiệm.

    Ở những độ mặn (phụ thuộc vào nồng độ NaCl) và pH khác nhau, mức độ nhiễm khuẩn của cá tra như thế nào? Điều này rất ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước đây. Vì thế, các kết quả trong nghiên cứu này sẽ góp phần tìm ra biện pháp hỗ trợ cá tra, khi chúng dễ cảm nhiễm hơn với vi khuẩn ở điều kiện pH thấp và độ mặn cao. Kết quả này cũng phù hợp với nội dung của các nghiên cứu trước đây, khi các điều kiện môi trường (độ mặn, pH) được coi là có lợi cho sự biểu hiện độc lực của vi khuẩn E. Ictaluri. Khả năng chịu mặn của các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam đồng nhất với các nghiên cứu trước đó ở Hoa Kỳ, chúng phát triển tốt ở 1.5% NaCl, nhưng lại không tồn tại ở 2%. Kết luận: E. Ictaluri là một mầm bệnh nước ngọt nhưng vẫn có thể chống chịu được trong điều kiện nước lợ.

    Trong nghiên cứu này, nhóm cá được nuôi trong điều kiện độ mặn thấp (0 hoặc 0.5% NaCl) giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong. Tỷ lệ sống cao của cá được quan sát ở độ mặn 0.5% NaCl, cho thấy cá tra thích hợp với độ mặn nhân tạo này, nên sức đề kháng với vi khuẩn tăng mới được gia tăng. NaCl được dùng trong nuôi cá tra như một chất trị bệnh, dưới 1% là nồng độ thích hợp cho sự phát triển của cá tra đã được nghiên cứu trước đây.  Việc sử dụng NaCl với nồng độ thấp trong các ao nước lợ sẽ làm tỷ lệ sống của cá tra tăng ở mức cao hơn.

    Độ pH được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cá da trơn với vi khuẩn. Nghiên cứu hiện tại, các chủng E. Ictaluri sinh trưởng tốt ở pH thấp hơn 5.5, hơn nửa khả năng chịu acid của chúng còn được đánh giá cao hơn. Vì vậy, mùa cao điểm của dịch bệnh trên cá tra thường xảy ra khi trời mưa với pH thấp hơn 6.5.

    Sự có sẵn ure từ nguồn chất thải và thức ăn thừa trong ao cũng là nguyên nhân kích động sự lây nhiễm của vi khuẩn E. Ictaluri. Tỷ lệ tử vong cao của cá tra khi nhiễm khuẩn được phát hiện ở giai đoạn chuyển mùa. Ở các giá trị pH cao nhất được thử nghiệm trong nghiên cứu này, các chủng vi khuẩn E. ictaluri vẫn sống sót nhưng không thể sinh sôi. Tuy nhiên, khi được ủ trong các điều kiện “thuận lợi” hơn, tức là ở pH thấp hơn, chúng có thể phát triển trở lại. Mặc dù pH 9,5 ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện ống nghiệm, nhưng việc sử dụng giá trị này là không thực tế. Vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cá do sự gia tăng nồng độ NH3 trong máu.

    Các chất thải ở bùn đáy ao sẽ góp phần làm acid hóa môi trường nước, điều này cũng làm gia tăng dịch bệnh vi khuẩn trên cá tra. Môi trường nước chính là điều kiện cho vi khuẩn E. Ictaluri xâm nhập gây bệnh cho cá tra, các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn 1.5% NaCl và pH thấp hơn 5.5. Do đó, phải giải quyết luôn cả môi trường và mầm bệnh thì mới có khả năng loại bỏ được bệnh bệnh gan thận mủ ra khỏi ao.

    Environmental conditions influence susceptibility of striped catfish Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage) to Edwardsiella ictaluri by Nguyen Ngoc Phuoc, Randolph Richards, Margaret Crumlish.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline