Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

logo
EN

Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa
Ngày đăng: 28/04/2020 7759 Lượt xem

    Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tôm đặc biệt trong thời điểm giao mùa.

    Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn.

    Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm giao mùa thường xuyên xuất hiện mưa lớn, giông lốc; biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, ban ngày có thể lên trên 32oC, về đêm giảm xuống dưới 22oC làm cho môi trường nước ao nuôi tôm luôn biến động. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm thậm chí có thể chết tôm tại các ao nuôi.

    Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:

    Trong quá trình nuôi

    1. Luôn đảm bảo mực nước trong ao luôn duy trì từ 1,8 -2 mét; Chạy sục khí, quạt nước đảm bảo oxy trong nước đạt trên 4mg/l.

    2. Duy trì môi trường nước ao ổn định luôn đảm bảo pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

    3. Định kỳ 5-7 ngày bổ sung men vi sinh có gốc Bacillus để ổn định môi trường ao nuôi

    4. Thức ăn cho tôm đảm bảo chất lượng ngoài ra bổ sung thêm các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, khoáng vi lượng và một số vitamin C, B1 cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm.

    Tạt khoáng để duy trì ổn định môi trường ao nuôi.

    Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa to, giông bão, nhiệt độ giảm thấp)

    1. Tăng thời gian chạy sục khí, quạt nước.

    2. Dừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm ăn so với các bữa ăn trước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng bắt mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

    3. Bờ ao cao và chắc chắn đảm bảo nước mưa từ trên bờ không chảy xuống ao gây đục và ô nhiễm nước ao. Ngoài ra cần bổ sung thêm khoáng Dolomite và vôi CaO té đều khắp mặt ao để duy trì pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

    4. Khi thời tiết, môi trường nước ao nuôi ổn định tiến hành cho tôm ăn lại bình thường theo nhu cầu của tôm.

    Xuân Trường - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Đồng Tháp: Giá ếch giống, giá ếch thịt rủ nhau tăng, thương lái lặn lội vào tận vèo thu mua

    Đồng Tháp: Giá ếch giống, giá ếch thịt rủ nhau tăng, thương lái lặn lội vào tận vèo thu mua

    Khoảng 3 tuần trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giá ếch thịt được thương lái đến tận vèo thu mua ở mức 29.000 - 30.000 đồng/kg, cao hơn tháng trước khoảng 7.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá ếch giống dao động từ 300 - 400 đồng/con, tăng khoảng 150 - 200 đồng/con so với tháng trước.
    10/06/2020
    Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella

    Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella

    Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê. Cá lớn thường dễ mẫn cảm với bệnh hơn.
    15/12/2018
    Zalo
    Hotline