Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

logo
EN

Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?
Ngày đăng: 16/09/2020 8118 Lượt xem

    image

    Có nhiều tranh cãi giữa việc ăn hải sản đánh bắt tự nhiên tốt hơn so với hải sản được nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá nuôi tốt hơn. Dưới đây là sự phân tích những nhận định so sánh giữa tôm cá nuôi và đánh bắt tự nhiên.

    1. Ăn hải sản nuôi không tốt cho sức khỏe?

    Thực tế cho thấy ăn hải sản nuôi tốt cho sức khỏe hơn đánh bắt từ tự nhiên. Thức ăn thủy sản phải đảm bảo tôm cá nuôi phải an toàn và tốt cho sức khỏe người dùng.  Thức ăn thủy sản phải đảm bảo sản xuất chất lượng tôm cá ngon, an toàn cho người sử dụng, và bảo vệ môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng acid béo omega-3 giữa cá nuôi và cá tự nhiên không khác nhau. Omega-3 bao gồm alpha-linolenic acid (ALA), docosahexaenoic acid (DHA), và eicosapentaenoic acid (EPA), là những acid béo không no tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, và tốt cho sự phát triển của não. Những nghiên cứu gần đây cho thấy omega-3 còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư vú và tim mạch.

    ALA có nhiều trong dầu thực vật, DHA và EPA có nhiều trong hải sản đặc biệt trong những loài cá ở xứ lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, ….Trong tự nhiên, cá sản sinh ra các omega-3 nhờ vào ăn các loài cá nhỏ hơn. Trong khi đó, cá nuôi được cho ăn thức ăn với hàm lượng protein cao cùng với hàm lượng omega-3 tương đương với cá tự nhiên.

    Do đó, cá nuôi thường có hàm lượng DHA cùng với EPA cao hơn cá được đánh bắt ngoài tự nhiên và các mức độ chính xác phụ thuộc vào thành phần thức ăn.

    2. Môi trường cá nuôi dơ và mật độ cao?

    Cá luôn sống theo bầy đàn, ngay cả trong tự nhiên cá luôn sống theo bầy. Do đó, so với cá nuôi với mật độ dày thì cá ngoài tự nhiên sống theo bầy đàn thì điều kiện môi trường nuôi gần như là như nhau.

    3. Dịch bệnh cùng với sự bùng phát của ký sinh trùng?

    Dịch bệnh và ký sinh trùng bùng phát thường xuyên xuất hiện trong tự nhiên, do tập tính sống theo bầy đàn của cá và cá luôn di chuyển, điều này làm cho dịch bệnh lây lan từ nơi này đến nơi khác. Trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi luôn kiểm soát môi trường nước nuôi nhằm hạn chế tối đa sự bùng phát của dịch bệnh cũng như sự phát triển của các ký sinh trùng gây bệnh.

    4. Ảnh hưởng bởi việc sử dụng kháng sinh?

    Ngày nay để đáp ứng cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, cùng với việc hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh, nên nhiều loại vaccine được sử dụng thành công trên cá. Bên cạnh đó nhiều thực phẩm bổ sung được sử dụng trong công thức thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe cùng với tăng cường hệ miễn dịch của cá. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có nhiều mô hình nuôi hoàn toàn không sử dụng kháng sinh, với sự kiểm soát môi trường nước nuôi, qua đó tạo ra sản phẩm thủy sản sạch.

    5. Cá nuôi chứa các chất tạo màu ảnh hưởng đến sức khỏe?

    Thực tế nghiên cứu màu trên cá hay thịt cá như cá hồi hay cá tráp là do ăn cá thức ăn trong tự nhiên có chứa chất tạo sắc tố gọi là carotenoids. Các carotenoids phổ biến là astaxanthin và canthaxanthin, các chất này được xem là những chất chống oxy hóa, giàu vitamin A cho cá trong tự nhiên. Trong sản xuất thức ăn cho cá, khẩu phần thức ăn có bổ sung thêm astaxanthin tự nhiên hay tổng hợp nhằm tăng sắc tố tự nhiên của cá.

    Do đó, việc bổ sung vào astaxanthin vào thức ăn cho cá giống với điều kiện ngoài tự nhiên và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

    Nguồn Aquanetviet

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline