Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

logo
EN

Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức
Ngày đăng: 05/08/2020 10657 Lượt xem

     

    Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.

    Khó khăn bao trùm

    Bức tranh tổng quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, mảng xuất khẩu cá tra suy giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Trong khi đó, lĩnh vực xuất khẩu tôm lại có dấu hiệu khởi sắc hơn và vẫn giữ được mức tăng trưởng dương.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thuỷ sản cả nước ước giảm 10,5% so với cùng kỳ. 

    Xét về thị trường tiêu thụ, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang EU giảm 35%, sang Mỹ giảm 6%, sang ASEAN giảm 17%, sang Hàn Quốc giảm 9%, sang Nhật Bản giảm 5%, sang Trung Quốc giảm 3%...

    Về vị thế hàng Việt Nam tại các thị trường, theo Tổng cục Hải quan, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ chiếm 17,2%, sang Nhật Bản chiếm 17,1%, sang EU là 14,6%, Trung Quốc chiếm 14,4%, Hàn Quốc chiếm 9,2%, các nước Ðông Nam Á chiếm 8%...

    Các con số trên cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các thị trường quan trọng của ngành thuỷ sản đều có sự suy giảm đáng kể về tiêu thụ thuỷ sản.

    Giao thương các nước chưa thể nối lại và  điều này tiếp tục là lực cản lớn nhất, làm đứt gãy sức mua trên toàn cầu, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như thủy sản.

    Các tổ chức lớn như Bloomberg, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều có quan điểm tương đồng về khó khăn trong năm 2020 và dự báo nền kinh tế chỉ hồi phục từ năm 2021.

    Cụ thể, Bloomberg dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 3,7% trong năm 2020, hồi phục trở lại 5% trong năm 2021 và tiếp tục tăng 3,3% trong năm 2022; WB dự báo tăng trường GDP toàn cầu năm 2020 là -5,2%, năm 2021 là +4,2%; IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 là -3%, năm 2021 là +5,8%...

    Những dự báo này đưa ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai tiếp tục lan rộng ở nhiều nước, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, EU, một số quốc gia châu Á.

    Riêng tại Việt Nam, làn sóng lây nhiễm trở lại có thể sẽ khiến nhiều quốc gia thận trọng hơn trong việc xem xét, chấp thuận hàng Việt Nam xuất khẩu sang nước họ. Cánh cửa giao thương đã hẹp, nhưng còn có thể bị hẹp hơn nhiều.

    Ðây là khó khăn khách quan, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Việt. Ðó là chưa kể do đại dịch Covid-19 quay lại, hoạt động sản xuất - kinh doanh của chính các doanh nghiệp cũng phải co hẹp, vì yêu cầu giãn cách xã hội, nhằm đảm bảo an toàn sinh mệnh cho con người.

    Tương lai thị trường cũng như nội lực sức sản xuất của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay đều không rõ ràng, đòi hỏi nhà đầu tư phải có cái nhìn thận trọng khi xem xét cơ hội với nhóm cổ phiếu thủy sản.

    Hiệu quả doanh nghiệp đã xuống, còn xuống nữa không?

    Trên sàn, các doanh nghiệp niêm yết dần công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. CTCP Ðầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (IDI) công bố quý II/2020 đạt doanh thu 1.471,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 24% và 60,8% so với cùng kỳ năm 2019.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 2.934,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 40,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 21,2% và 82,1% so với 6 tháng đầu năm 2019. Mặc dù đã đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 50,9% nhưng sau 6 tháng, IDI mới chỉ hoàn thành được 25,3% kế hoạch này.

    Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm từ 11,4% về 6,8%, còn biên lợi nhuận ròng giảm từ 6,1% về 1,4%.

    Doanh nghiệp có giải trình nguyên nhân giảm do dịch ảnh hưởng nặng nề đến tình hình xuất khẩu cá tra, thị trường xuất khẩu bị gián đoạn, giá cá xuất khẩu bị giảm mạnh so với trước dịch.

    CTCP Nam Việt (ANV) công bố báo cáo quý II/2020 với doanh thu 884,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 32,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 16,9% và 79% so với cùng kỳ năm 2019.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu đạt 1.695,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 75,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 14,2% và 78,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. Mặc dù doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 71,6% so với năm 2019, nhưng 6 tháng đầu năm mới hoàn thành được 37,8% kế hoạch.

    Với kết quả kinh doanh suy giảm, biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm từ 25,4% về 12,5% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 17,9% về còn 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngoài ra, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính chỉ ghi nhận dương 5,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là dương 251,4 tỷ đồng.

    Lãnh đạo ANV cho biết, kết quả kinh doanh giảm 79% trong quý II/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh thu thuần về bán hàng giảm, giá vốn hàng bán tăng và giá bán giảm.

    Ðược biết, thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp những năm qua là Trung Quốc, với dòng sản phẩm chủ yếu là cá tra.

    Tại CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC), báo cáo quý II/2020 cho thấy, Công ty đạt doanh thu 873 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 52,1 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ 0,2% và 2,4% so với cùng kỳ.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu là 1.585,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 92,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,7% và tăng 0,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. FMC mới hoàn thành được 38,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.

    Ðiểm đáng chú ý tại FMC là trong 6 tháng đầu năm nay, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm tới 380,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là dương 93,3 tỷ đồng. Ðể bù đắp hoạt động kinh doanh thâm hụt vốn, doanh nghiệp đã phải huy động dòng tiền tài chính là 391,7 tỷ đông, chủ yếu là tiền đi vay.

    Ngoài ra, điểm lưu ý trong kỳ là tổng nợ vay tăng kỷ lục, tăng 167,6% lên mức 740,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn đã tăng mạnh từ 18,2% lên tới 37,8% trong vòng 6 tháng đầu năm.

    Hiện tại, vẫn còn một vài doanh nghiệp trong ngành chưa ra báo cáo nhưng khả năng bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm theo tình hình xuất khẩu khó khăn, báo cáo sẽ không quá tích cực.

    Bức tranh ngành thuỷ sản đang cho thấy thách thức nhiều hơn cơ hội trong giai đoạn tới. Thứ nhất, do nhiều quốc gia trên thế giới đã mở cửa quá sớm như khu vực châu Âu và Mỹ, nên hiện tượng tái phỏng toả đang và có thể tiếp tục diễn ra. Riêng khu vực châu Á, giai đoạn đầu khống chế dịch khá tốt, nhưng dưới tác động từ khu vực châu Âu và Mỹ đã làm xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nhiều quốc gia.

    Ðiều này sẽ là cản trở lớn cho quá trình hồi phục của nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng khi nhiều quốc gia, sau bài học “đóng mở vì Covid” đang và sẽ còn thực hiện chiến lược thận trọng trong quá trình mở cửa nền kinh tế.

    Thứ hai, các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam ở Mỹ và EU vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch và chưa cho thấy thời điểm có thể kiểm soát được dịch. Trong khi đó, Việt Nam xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai, điều này đang và sẽ tiếp tục làm nhiều quốc gia lo ngại đối với việc giao thương với Việt Nam.

    Thứ ba, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp thuỷ sản đang có dấu hiệu suy giảm khá mạnh. Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài có thể sẽ tác động tới nhiều doanh nghiệp có dòng tiền yếu, vay nợ cao.

    Mặc dù thấy rõ các thách thức hiện hữu, nhưng ngành thuỷ sản vẫn là ngành tiêu dùng hàng ngày.

    Vì thế, nếu đại dịch Covid-19 lan rộng thì ngành này chịu tác động tiêu cực là đương nhiên, nhưng mức tiêu cực sẽ nhỏ hơn so với ngành có sản phẩm xa xỉ, giá trị lớn trong tổng thu nhập người dân.

    Nguồn Báo Đầu Tư Chứng Khoán

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline