Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

logo
EN

Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm
Ngày đăng: 17/07/2020 12362 Lượt xem

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Mô hình quảng canh cải tiến và nuôi trong ao đất dễ tích tụ chất thải hữu cơ. Hình: Huỳnh Như

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.

    1. Nguồn gốc chất thải hữu cơ trong nuôi tôm:

    Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và photpho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao. Hơn 64% tổng đạm và 77% tổng lân từ thức ăn được thải ra môi trường nước dưới dạng hòa tan và không hòa tan(Muir, 1992).

    Chất thải tích lũy trong ao nuôi tôm từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có sự khác biệt giữa các ao nuôi, bao gồm đất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước, đất từ bờ ao bị rửa trôi, từ phân tôm, thức ăn thừa, xác chết của phiêu sinh vật, các loại vôi, khoáng chất và các chất lơ lửng do nguồn nước cấp (Boyd, 1998).

    Ngoài ra, chất hữu cơ lơ lửng trong ao nuôi tôm còn từ nguồn nước cấp do người nuôi không có ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào ao nuôi.

    2. Ảnh hưởng đến chất hữu cơ trong ao.

    - Tảo độc phát triển

    Khi chất thải hữu cơ tích lũy trong ao, đặc biệt đối với các ao nuôi tôm không lót bạt đáy sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Quần thể tảo trong ao nuôi tôm có sự thay đổi rất lớn từ các loại tảo có lợi như tảo silic sang các loại tảo có hại như tảo lam từ sau 1 tháng đến khoảng 110 ngày của chu kỳ nuôi (Yusoff et al., 2002).

    - Tích lũy khí độc

    Tổng đạm amon, nitrit, nitrat, tổng đạm nito và H2S gia tăng nhanh chóng theo chu kỳ nuôi do sự tích lũy vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa và quá trình trao đổi chất của tôm nuôi làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ nuôi (Matias et al., 2002).

    - Ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi

    Chất lượng nước suy giảm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, giảm năng suất và sản lượng. Nguồn vật chất hữu cơ tồn tại trong ao nuôi chủ yếu là từ thức ăn thừa và chất thải từ tôm nuôi, ngoài ra còn có phân bón và các nguồn dinh dưỡng khác cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường ao nuôi (Shishehchian et al., 1999). 

    - Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao

    Khi nước trong ao có hàm lượng chất thải cao, quá trình phân hủy chất thải này diễn ra làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao.

    - Gây bệnh cho tôm nuôi:

    Bệnh thường thấy nhất trên tôm là đen mang: mang tôm bị teo, dưới lớp vỏ kitin ở mang nổi đỏ, sau trở nên nâu rồi đen. Những đốm đen này chuyển dần về bụng và phần ngực, giữa các đốt..Tôm bị bệnh này thường bỏ ăn, yếu dần nặng hơn có thể gây chết cho tôm.

    3. Giải pháp cho ao nuôi ô nhiễm chất hữu cơ

    Giải pháp đơn giản nhất giúp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Các chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được mang khỏi ao và thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời. 

    *Khuyến cáo bà con nuôi tôm trong ao lót bạt để hạn chế tích tụ hữu cơ, và nên có hệ thống ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào nuôi và nên xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

    Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

    Cá diếc có thịt thơm ngon, bổ dưỡng, với hàm lượng protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, nhiều khoáng chất như can xi, phốt pho, sắt, hay vitamin B1...
    17/08/2020
    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Giống lợn lông xù quý hiếm

    Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích. Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.
    14/08/2020
    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn

    Hội chứng hoại tử tai ở lợn xảy ra trên toàn thế giới với tuổi từ lợn cai sữa, lợn choai và lợn sinh trưởng đến xuất chuồng. Tai lợn bị sẫm máu, da sưng tấy chuyển màu tím đen do hoại tử và bị từ chố
    14/08/2020
    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi cua biển sử dụng chế phẩm sinh học

    Cua biển là một trong những đối tượng nuôi phổ biến của người dân ở các xã ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần bà con đang nuôi theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất cua đạt thấp.
    14/08/2020
    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Nhìn lại con tôm hiện nay, ai cũng loay hoay!

    Sản lượng tôm nước lợ thu được tập trung chủ yếu ở các nguồn cung lớn là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và sự dần hồi phục của Trung Quốc.
    14/08/2020
    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhiều lợi ích nhờ nuôi xen ghép

    Nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm dịch bệnh, từ đó giúp giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS; vừa qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Thái Bình và các đơn vị tổ chức Tọa đàm “Phát triển nuôi thủy sản xen ghép đạt hiệu quả cao và bền vững” tại huyện Thái Thụy.
    13/08/2020
    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

    Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng tỉnh này thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
    12/08/2020
    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Enzyme đối với dinh dưỡng thủy sản

    Nhờ cải thiện việc hấp thụ năng lượng và các acid amin cũng như loại bỏ tác động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, enzyme được xem là phụ gia thức ăn giúp cải thiện năng suất của thủy sản nuôi và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
    12/08/2020
    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

    Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.
    11/08/2020
    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    5 nguyên liệu khẩu phần giúp giảm chi phí thức ăn

    (Người Chăn Nuôi) - Các chuyên gia dinh dưỡng thường cố gắng để đạt được sự tiết kiệm bằng cách thay đổi thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ có thể nhận ra sự tiết kiệm đáng kể nếu điều chỉnh các nguyên liệu khẩu phần thay vì thành phần dinh dưỡng. Tổ hợp công thức một cách sáng tạo thường cho phép sử dụng các nguyên liệu ít phổ biến hơn nhằm có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn.
    11/08/2020
    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    Chất lượng gà con một ngày tuổi

    “Chất lượng gà con một ngày tuổi” là gì?
    11/08/2020
    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Kháng sinh – sử dụng hay lạm dụng?

    Sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thủy sinh, làm cho đối tượng nuôi đang bệnh còn phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn. Vì vậy, dùng kháng sinh phải thận trọng, chính xác và hợp lý.
    10/08/2020
    Zalo
    Hotline